Nghĩa tình từ thành phố mang tên Bác

            1USD = 22758 VNĐ

Nghĩa tình từ thành phố mang tên Bác

Sớm tinh mơ ở xóm Lũng Làn, trung tâm của xã Sơn Vĩ.

Trong bài viết “Nghĩa tình ở Lũng Làn” đăng trên Báo SGGP ngày 5-3 vừa qua, chúng tôi đã nói nhiều về nghĩa tình như “chồng và vợ” của những chiến sĩ đồn Biên phòng Lũng Làn đối với bà con các dân tộc xã Sơn Vĩ (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) và ngược lại. Nhưng ở đây, ngoài tình nghĩa quân - dân thường trực đó, dù chưa một lần đi xa, quanh năm chỉ quanh quẩn với núi rừng vùng biên giới, bà con Lũng Làn vẫn luôn nhớ và nhắc nhiều đến Báo SGGP, nhắc đến TPHCM xa xôi...

Chị Thào Thị Mỷ cùng 3 đứa con trước căn nhà do Báo SGGP hỗ trợ 10 triệu đồng để xây dựng.

Trước khi vào Lũng Làn, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Mèo Vạc Nguyễn Chí Thường nói với chúng tôi: “Năm ngoái, nhờ Báo Sài Gòn Giải Phóng hỗ trợ 100 triệu đồng mà chúng tôi xây dựng được một nhà nội trú cho học sinh và một nhà dân ở Sơn Vĩ, một nhà dân ở Khâu Vai. Phóng viên Báo SGGP vào mà xem, chúng tôi đã cố gắng hết sức và làm đàng hoàng lắm...”.

Vào tới Lũng Làn, tại trụ sở xã Sơn Vĩ, khi biết chúng tôi là phóng viên Báo SGGP, cán bộ xã ai cũng hỏi thăm và gửi lời thăm chị Yến (Trưởng ban Chương trình xã hội của Báo SGGP, người trực tiếp mang tiền vào tặng xã Sơn Vĩ). Chuyện trò, rồi Chủ tịch xã Lù Thị Dâu dẫn chúng tôi đến thăm nhà chị Thào Thị Mỷ (41 tuổi, dân tộc Mông) ở ngay xóm Lũng Làn.

Với số tiền 10 triệu đồng mà Báo SGGP hỗ trợ cộng với xã hỗ trợ thêm khoảng 5 triệu đồng (bao gồm cả tiền công làm nhà và thêm một số vật liệu) chị Mỷ đã có một ngôi nhà đàng hoàng thay cho ngôi nhà mái tranh xiêu vẹo trước đây. Trong nhà chưa có đồ đạc gì nhiều, nhưng giờ đây nhà chị Mỷ là ngôi nhà xây và gần như đẹp nhất của cả xóm Lũng Làn (không tính trường học và công sở).

Chồng chị Mỷ mất từ 2005, chị một mình nuôi 5 đứa con. Vất vả, khó khăn nhưng được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền và bộ đội, cả 5 đứa giờ đều được đi học. Không nói được tiếng phổ thông, cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và chị Mỷ phải thông qua người thứ 3 là chủ tịch xã.

Chị Mỷ ngập ngừng, hồi lâu mới nói được vài câu. “Chẳng biết phải nói sao cả. Chỉ biết cảm ơn thôi...”. Hỏi chị giờ muốn có cái gì, chị bảo: “Muốn có tiền để láng xi măng cái nền nhà và làm một cái bể nước; có cái ti vi để xem...”. Lúc chia tay, chị Mỷ và mấy đứa con ra cửa nhìn theo chúng tôi mãi.



Trước đây, Trường Tiểu học và THCS Sơn Vĩ có hơn 400 em là học sinh nội trú, nhưng chỗ ở chỉ là một dãy nhà gỗ nhỏ, đủ cho khoảng 50 em. Số còn lại phải ngủ ngay tại phòng học. Thầy Nguyễn Văn Huân – Hiệu trưởng Trường THCS Sơn Vĩ cho biết, chăn màn, chiếu để ở cuối phòng, sau buổi học, các em lại xếp bàn ghế lên phía trên, rải chiếu, chăn ra để ngủ và nghỉ ngơi. Buổi sáng lại thu xếp chăn chiếu và sắp xếp lại bàn ghế để học.

“Đó là khi đã có dãy trường xây 2 tầng rồi các em mới ngủ vậy được. Chứ hồi trước là trường tạm thì gần như không có chuyện học sinh nội trú, vì không có chỗ cho các em ngủ lại. Xa mấy thì các em cũng phải sáng đi bộ tới trường, chiều đi bộ về nhà...” – thầy Huân kể lại.

Tháng 4-2008, với số tiền 80 triệu đồng do Báo SGGP hỗ trợ, trường và xã đã cùng nhau xây dựng căn nhà nội trú cho các em học sinh. Theo thầy Huân, lúc đầu định xây thấp, chỉ để một tầng giường ghép cho các em ngủ. Nhưng sau đó, xã và trường đã quyết định xây cao thêm một gác lửng nữa, nhằm tăng thêm chỗ nằm cho các em.

Chủ tịch xã Lù Thị Dâu cho biết, xã đã huy động nhân công xây nhà, huyện thì cho tiền mua mái fibro xi măng để lợp, bà con thì góp gỗ, ván để làm gác lửng và ghép giường cho các em học sinh. Đến tháng 11-2008, căn nhà hoàn thành và đưa vào sử dụng.





Các em học sinh ở Lũng Làn trong căn nhà nội trú do Báo SGGP hỗ trợ 80 triệu đồng để xây dựng.

“Tính lại, tổng trị giá căn nhà hơn 100 triệu đồng, nhưng nếu không có Báo SGGP ủng hộ 80 triệu đồng thì cả huyện cũng như xã đều không thể làm được căn nhà như vậy. Dù chưa thật đẹp và tiện nghi, nhưng như thế cũng là tốt lắm rồi, nhất là đối với xã còn nghèo, khó khăn như Sơn Vĩ” – Phó Bí thư Huyện uỷ Nguyễn Chí Thường tâm sự.

Nhờ làm cao, thêm gác lửng nên căn nhà hiện đã đủ chỗ ngủ cho khoảng 240 em học sinh nội trú. Đá xây thô, cửa gỗ, gác lửng gỗ và ván ghép làm giường liền nhau rồi chăn, màn, sách vở... tất cả đều ở trong đó và những đứa trẻ có một chỗ nằm, một chỗ ngủ trong suốt tuần học ở trường để cuối tuần, lại đi bộ 5-10km về nhà, sáng thứ hai trở lại trường.

Thầy Huân tâm sự: “Có được căn nhà, các em đi học đều đặn hơn, chỗ ăn ở đỡ nhếch nhác hơn, nhà trường cũng thấy vui hơn. Giá có thêm tiền, làm thêm 1 căn như thế nữa cho các em thì tốt. Thầy cô trong trường vẫn đang ở nhà tạm bợ nhưng chúng tôi chỉ dám mong có thêm nhà cho học sinh nội trú...”.

Trò chuyện cùng chúng tôi, cậu học trò lớp 6 Chảo Văn Đồng (dân tộc Xuồng, nhà ở xóm Phìn Lồ cách trường 7km) kể: “Đi học vui lắm, thầy cô rất thương và ở nội trú được ăn cơm no. Nhà ở nội trú bây giờ được xây to và đẹp. Bọn em không phải lo chỗ ngủ như ngày trước nữa. Bố mẹ ở nhà cũng yên tâm lắm...”.





Hôm chia tay, trước sân Trường Tiểu học Sơn Vĩ, Bí thư xã Hoàng Thị Tương nắm tay chúng tôi thật chặt mà bảo rằng: “Cảm ơn Báo SGGP, có dịp các anh lại lên đây thăm bà con Sơn Vĩ. Nhờ báo và các nhà từ thiện nếu có điều kiện thì lại giúp cho Sơn Vĩ chúng tôi. Sơn Vĩ còn nhiều khó khăn, vất vả lắm, nhưng sẽ không bao giờ quên ân tình mà Báo SGGP đã giúp đỡ đâu...”.

Còn Phó chính trị viên đồn Biên phòng Lũng Làn, đại uý Nguyễn Văn Cương, bảo: “Khó khăn, vất vả bao nhiêu thì quân và dân ở đây cũng luôn đoàn kết thương yêu nhau. TPHCM xa thật, nhưng nghĩa tình của Báo SGGP với vùng đất biên giới này, ở đây ai cũng biết, cũng nhớ cả”.

Xã Sơn Vĩ có tất cả 19 xóm, trong đó có 9 xóm có đường biên dài 17,5km giáp với nước bạn Trung Quốc. Cả xã có 908 hộ gồm 5.112 khẩu với 6 dân tộc anh em, trong đó bà con dân tộc Mông chiếm hơn 81%, số còn lại là dân tộc Giấy, Xuồng, Hán, Tày, Nùng. Cả xã hiện chỉ có 2 căn nhà xây kiên cố (không tính công sở, trường học), 11 hộ kinh doanh nhỏ.

Toàn Sơn Vĩ hiện có 451 hộ thuộc diện nghèo, chỉ 3/19 xóm của xã có điện lưới quốc gia. Ngoài Trường tiểu học và THCS Sơn Vĩ nội trú nói trên, ở 19 xóm đều có trường tiểu học, nhưng mới chỉ có 2 trường kiên cố, 17 trường còn lại là nhà tạm. Về mầm non, mới chỉ có 7 xóm mở lớp và học nhờ ở nhà dân; 12 xóm còn lại chưa có lớp.

Trần Lưu

Từ khóa:
Các tin cũ hơn
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
Kết nối G+
Ghé thăm trang G+ của siêu thị điện tử Megabuy
NHẬN THANH TOÁN Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Á Châu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam Standard Chartered Bank Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng Quân đội Ngân Lượng
GIAO HÀNG, THU TIỀN TẬN NƠI MIỄN PHÍ (COD) TẠI 63 TỈNH THÀNH:
 
Khu vực 1 (28 tỉnh, TP khu vực phía Bắc): Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biện, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa Bình, Lào Cai. Lai Châu, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Khu vực 2 (22 tỉnh, TP khu vực phía Nam, 2 tỉnh khu vực miền Trung):
An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắc Lắc, Đắc Nông.
Khu vực 3 (11 tỉnh khu vực miền Trung):
Bình Định, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Đặc biệt tại 3 thành phố lớn( HN, HCM, ĐN) Megabuy áp dụng chính sách giao hàng lắp đặt, bảo hành, bảo trì miễn phí tận nơi tại:
- Hà Nội: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch ThấtThanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà. 
- HCM: Quận 1, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận 9, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận, Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân Quận 7, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ. 
- ĐN: Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Huyện Hoà Vang, Quận Cẩm Lệ.
Trụ sở chính Hà Nội (Tìm đường)
Số 58 Kim Mã, Phường Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 62757210 - Fax: (024) 62757212
Chi nhánh Hồ Chí Minh (Tìm đường)
196/3 đường Cộng Hòa, P12, Quận Tân Bình, HCM
Điện thoại: (028) 3810 6668 - Fax: (028) 3810 6077
Chi nhánh Đà Nẵng (Tìm đường)
Số 96 Bùi Công Trừng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3749270 - Fax: (0236) 3749269






* Thời gian làm việc: Từ 8h - 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng thứ 7 mở cửa từ 8h - 12h, nghỉ chiều T7 & ngày CN.*
Đơn vị chủ quản: Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới
Số giấy phép:     010301136, Cấp ngày 09-03-2006.
Email: support@megabuy.vn  *  Website : www.megabuy.vn  * HOTLINE TOÀN QUỐC: 0989123633
Copyright © 2006. All Rights Reserved by Newage J.S.C