Netbook - lựa chọn thời kinh tế khó khăn?

            1USD = 22758 VNĐ

Netbook - lựa chọn thời kinh tế khó khăn?

Asustek nói sẽ bán được 10 triệu netbook trong 2009, Intel nói hơn 50 triệu netbook được bán vào 2011. Phải chăng netbook đang là sự lựa chọn số 1?

Năm 2008, khái niệm netbook lần đầu tiên xuất hiện. Các hãng sản xuất PC toàn cầu đang cố giành lấy vị trí thống lĩnh thị trường netbook. Kinh tế bất ổn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu càng khiến các hãng PC đặt nhiều hy vọng vào những chiếc netbook có mức giá “mềm” hơn nhiều so với laptop thông thường.

Ba hãng PC hàng đầu thế giới – 2 công ty Mỹ Hewlett-Packard và Dell, và hãng Đài Loan Acer – đang tung ra những laptop có tên gọi đặc trưng netbook ở các nước đang phát triển, xem đó là giải pháp thay thế những chiếc desktop và laptop đắt đỏ. Hầu hết thế hệ “PC mini” có màn hình chưa đến 10 inch và giá từ 300 USD – 600 USD, nhưng chúng có hệ điều hành đầy đủ như Windows XP hay Linux.

Nhà sản xuất lạc quan

Thị trường mới phản ánh sự chuyển đổi mạnh mẽ từ máy tính để bàn sang các thiết bị di động và phản ánh thị hiếu mới tại các nước phát triển như Mỹ và châu Âu.

“Cách đây 3 hay 4 năm, loại sản phẩm này không thể đạt đến sự thành công lớn như vậy, bởi mọi người phải mua chiếc laptop đầu tiên của họ”, Eszter Morvay, một nhà nghiên cứu tại công ty tư vấn công nghệ IDC ở Luân Đôn nói. “Giờ đây, nhu cầu của họ đang trở nên tinh vi hơn. Họ chỉ cần một thiết bị lướt web, hay một laptop thứ 2, thứ 3 để làm việc, hoặc cho bố mẹ già hoặc cho con trẻ dùng. Vì vậy, netbook mang lại luồng gió mới cho thị trường”.

Cách đây 1 năm, Asustek, một hãng máy tính Đài Loan ít được biết đến trên thế giới, đã tung ra chiếc Eee PC. Giá dưới 300 USD, phiên bản đầu tiên có màn hình 7 inch, hệ điều hành Linux. Ý tưởng của Asustek rất đơn giản: người tiêu dùng chủ yếu dùng laptop để lướt web, kiểm tra email và xem ảnh, không cần đến một chiếc máy tính để bàn to lớn. Eee PC là một nỗ lực đáp lại phiên bản thương mại của laptop XO, sản phẩm của dự án phi lợi nhuận One Laptop Per Child, nhắm đến các nước đang phát triển.

Eee PC đạt thành công bất ngờ. Năm ngoái, nó là chiếc laptop được “truy tìm” nhiều nhất trên Amazon.com. Chính điều đó đã thu hút sự chú ý của ngành công nghiệp PC.

Tháng 4, nhà sản xuất PC số 1 thế giới Hewlett-Packard, tung ra chiếc Mini-Note với màn hình 8,9 inch, giá khởi điểm 499 USD. Tháng 9, Dell, hãng PC số 2, bắt đầu vào cuộc đua với chiếc Inspiron Mini 9 có màn hình 9 inch, giá 349 USD.

Acer giới thiệu chiếc laptop mini Aspire One, màn hình 8,9 inch tại triển lãm Computex ở Đài Bắc hồi tháng 6, với giá khởi điểm 399 USD. Công ty đặt nhiều hy vọng vào netbook bởi sự quyến rũ của thiết bị Internet di động. “Internet giờ trở thành không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, và đây là thiết bị rất tiện lợi, hữu ích cho Internet”, Henry Wang, một đại diện của Acer nói, “đó là lý do chính tại sao chúng tôi lại lạc quan về tương lai”. Acer hy vọng sẽ bán được hơn 5 triệu Aspire One mini đến cuối năm nay.

Asustek, hãng sở hữu nhãn hiệu Asus, nói họ sẽ bán được 10 triệu netbook trên toàn cầu trong năm 2009.

Intel từng dự đoán sẽ có hơn 50 triệu netbook được bán vào năm 2011. Hãng sản xuất chip cũng có lý do để theo đuổi xu hướng này: nhiều netbook dùng bộ vi xử lý Atom của hãng, và Intel đang xúc tiến Classmate PC giá rẻ của hãng tại các thị trường giáo dục trên thế giới.

Tương lai chưa chắc chắn

Nhưng thị trường laptop mini là một vùng đất chưa khai thác và các nhà sản xuất vẫn chưa chắc chắn sẽ có bao nhiêu người tiêu dùng hy sinh tính năng vì giá cả.

Nếu laptop mini cất cánh, người được lợi nhất sẽ là các hãng sản xuất thầu phụ ở Đài Loan, những người đã và sẽ có đơn đặt hàng của 3 nhãn hiệu PC lớn nhất thế giới, cũng như của Asus. Những hãng thầu phụ này bao gồm Pegatron, Quanta Computer; Inventec; và Compal.

Helen Chiang, một nhà nghiên cứu thị trường của IDC, nói netbook có thể cản trở sự tăng trưởng của thị trường PC trước mắt, và thị trường này lại chưa đủ chắc chắn để nhà sản xuất yên tâm với chiến lược lâu dài. Trong khi đó, một linh kiện quan trọng của laptop là pin, thì các hãng cung ứng lại thu về lợi nhuận thấp hơn từ pin của laptop mini, khiến pin không phải là ưu tiên hàng đầu của họ.

Vụ hỏa hoạn tại nhà máy ở Hàn Quốc của hãng LG, nhà cung cấp pin laptop hàng đầu, hồi tháng 3 lại khiến vấn đề pin trở nên khó khăn hơn. Về lâu dài, Chiang nói, các công ty sẽ xem xét liệu laptop mini có giành được thị phần lớn từ các sản phẩm đắt giá hơn, hay mở rộng quy mô toàn bộ thị trường PC. “2008 là năm đầu tiên quan trọng của netbook”, Chiang nói. Doanh số laptop toàn cầu dự kiến sẽ vượt qua doanh số desktop và máy chủ vào năm 2010.

Thủy Ngân

Theo IHT, Reuters

Từ khóa:
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
Kết nối G+
Ghé thăm trang G+ của siêu thị điện tử Megabuy
NHẬN THANH TOÁN Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Á Châu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam Standard Chartered Bank Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng Quân đội Ngân Lượng
GIAO HÀNG, THU TIỀN TẬN NƠI MIỄN PHÍ (COD) TẠI 63 TỈNH THÀNH:
 
Khu vực 1 (28 tỉnh, TP khu vực phía Bắc): Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biện, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa Bình, Lào Cai. Lai Châu, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Khu vực 2 (22 tỉnh, TP khu vực phía Nam, 2 tỉnh khu vực miền Trung):
An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắc Lắc, Đắc Nông.
Khu vực 3 (11 tỉnh khu vực miền Trung):
Bình Định, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Đặc biệt tại 3 thành phố lớn( HN, HCM, ĐN) Megabuy áp dụng chính sách giao hàng lắp đặt, bảo hành, bảo trì miễn phí tận nơi tại:
- Hà Nội: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch ThấtThanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà. 
- HCM: Quận 1, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận 9, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận, Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân Quận 7, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ. 
- ĐN: Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Huyện Hoà Vang, Quận Cẩm Lệ.
Trụ sở chính Hà Nội (Tìm đường)
Số 58 Kim Mã, Phường Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 62757210 - Fax: (024) 62757212
Chi nhánh Hồ Chí Minh (Tìm đường)
196/3 đường Cộng Hòa, P12, Quận Tân Bình, HCM
Điện thoại: (028) 3810 6668 - Fax: (028) 3810 6077
Chi nhánh Đà Nẵng (Tìm đường)
Số 96 Bùi Công Trừng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3749270 - Fax: (0236) 3749269






* Thời gian làm việc: Từ 8h - 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng thứ 7 mở cửa từ 8h - 12h, nghỉ chiều T7 & ngày CN.*
Đơn vị chủ quản: Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới
Số giấy phép:     010301136, Cấp ngày 09-03-2006.
Email: support@megabuy.vn  *  Website : www.megabuy.vn  * HOTLINE TOÀN QUỐC: 0989123633
Copyright © 2006. All Rights Reserved by Newage J.S.C