Công ty cổ phần nông nghiệp

            1USD = 22758 VNĐ

Công ty cổ phần nông nghiệp

Để thực hiện đường lối phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân ở Việt Nam theo hướng tập hợp nông dân trên cùng vùng chuyên canh nông sản theo chuỗi giá trị gia tăng, một lối ra cho nông dân trồng lúa trong cơ chế thị trường, cần mạnh dạn tổ chức lại hệ thống sản xuất nông nghiệp. Công ty cổ phần nông nghiệp (CTCPNN) là một hướng đi như vậy.

Tổ chức công ty cổ phần nông nghiệp như thế nào?

Cần tổ chức được cơ chế hợp tác gắn bó giữa nông dân và một nhóm công ty có cơ sở bảo quản, chế biến hàng hoá có thương hiệu và có đầu ra ổn định. Nông dân trong tổ hợp có thể thành lập hợp tác xã, tập đoàn trang trại hoặc cụm sản xuất, chỉ chuyên sản xuất một giống cây/con theo đúng chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP mà thị trường đòi hỏi. Toàn bộ tổ hợp nông dân và các công ty cung cấp vật tư đầu vào, công ty chế biến tiêu thụ đầu ra sẽ hình thành một CTCPNN tại từng vùng quy hoạch.

Để tổ chức CTCPNN, cần lần lượt thực hiện sáu bước cơ bản (xem sơ đồ).

1. Vai trò chủ đạo để xâu mối các thành phần của hệ thống là chính quyền địa phương, có thể là từ bộ phận chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT). Đơn vị này có nhiệm vụ tổ chức xây dựng hệ thống và việc điều hành sẽ do một doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm phụ trách.

2. Quy hoạch vùng sản xuất lúa. Đây là công việc cần sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp chế biến. Lực lượng khoa học tham gia xây dựng quy trình VietGAP hoặc GlobalGAP để đào tạo nông dân làm theo trong quá trình sản xuất lúa nguyên liệu của dự án.

3. Lập kế hoạch tổng thể phát triển vùng quy hoạch, từ sản xuất nguyên liệu đến phân phối sản phẩm có thương hiệu ra thị trường. Trên cơ sở đó, lập dự án xây dựng hệ thống sản xuất và tổ chức nông dân tập thể. Đây cũng là công việc cần sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp chế biến, kết hợp bộ phận hợp tác hoá nông nghiệp của Sở NN-PTNT.

4. Tổ chức nông dân kết hợp với nhau trong những hình thức hợp tác phù hợp. Tất cả nông dân canh tác trong vùng đã được quy hoạch sản xuất trước tiên phải hiểu biết về tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thị trường hội nhập, và cần thấy rõ tại sao làm ăn cá thể không còn phù hợp. Mục đích sau cùng là để nông dân tự giác hợp tác với nhau một cách dân chủ và bình đẳng, cùng sản xuất lúa nguyên liệu theo dự án đã được Nhà nước duyệt. Nông dân sẽ được huấn luyện thật kỹ về quy trình sản xuất lúa nguyên liệu theo VietGAP. Đây là công tác của Sở NN-PTNT kết hợp với Liên minh Hợp tác xã và hội nông dân của tỉnh. Mỗi nông dân xã viên có thể mua cổ phần của công ty bằng sản phẩm lúa của mình thay vì bằng tiền.

Nhà nước cần ban hành chính sách đặc biệt áp dụng cho nông dân tham gia CTCPNN là họ được mua cổ phiếu liên tục sau mỗi mùa thu hoạch sản phẩm. Một cơ chế cần được sự đồng tình của nông dân là công ty trả tiền chậm 10 ngày cho nông dân để giảm áp lực tiền mặt thanh toán tại thời điểm thu hoạch rộ. Công ty bảo đảm vào thời điểm trả tiền cho nông dân, giá lúa phải bằng hoặc cao hơn giá ở thời điểm nông dân giao lúa cho công ty cộng với lãi suất 10 ngày.

Để thực hiện được chính sách bảo hộ giá cho nông dân như vậy, một chính sách mới kế tiếp Nhà nước cần thực hiện là bù lỗ cho công ty, sử dụng một quỹ kích cầu cho các CTCPNN. Hiện nay, tất cả các quốc gia mạnh trên thế giới như Mỹ, Nhật, EU cũng đều trợ cấp cho nông dân hàng trăm tỉ đô la Mỹ mỗi năm thì việc Chính phủ Việt Nam trợ cấp chút ít cho giá lúa của nông dân vẫn phù hợp với cách làm quốc tế.

5. Xây dựng khu công nghiệp làm trung tâm đầu não của CTCPNN, bao gồm sân phơi, máy sấy, nhà kho, nhà máy xay xát chế biến gạo thành phẩm, chế biến các nông sản khác, nhà máy phát điện bằng gas trấu... Phần đầu tư này do các doanh nghiệp thành viên của CTCPNN đảm nhận nhằm hiện đại hoá công nghệ sau thu hoạch.

6. Thành lập bộ phận phân phối gạo thành phẩm. Những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được phân phối ra thị trường cao cấp hoặc xuất khẩu; sản phẩm không đạt chất lượng có thể để lại phân phối trong địa phương hoặc bán tại chỗ.

Điều hành hệ thống

Khi lãnh đạo doanh nghiệp đã xác định thị trường và sản phẩm đầu ra, thí dụ một loại gạo hạt dài để dùng làm gạo đăng ký thương hiệu “Ngọc Miền Tây”, bộ phận nông nghiệp của công ty sẽ tham khảo các nhà khoa học xác định giống lúa thích hợp và quy trình GAP tương ứng. Mọi nông dân xã viên sẽ được đào tạo theo đúng quy trình GAP đó và được tạo điều kiện về vật tư để trồng trọt. Tất cả các khâu chăm sóc phải theo đúng quy trình, có kiểm tra thường xuyên. Đến khi thu hoạch, khối điều hành nhà máy chế biến sẽ đưa phương tiện tới tận đồng ruộng của xã viên đem về phơi sấy và chế biến.

Lúa của nông dân giao cho công ty sẽ được cân và đo độ ẩm, quy về khối lượng chuẩn 14% độ ẩm, sau đó được sấy đúng kỹ thuật trước khi được bóc vỏ trấu để bảo quản, chờ chế biến thành phẩm.

Đến cuối niên vụ, công ty sẽ tính toán doanh số cả năm, xác định tiền lãi để chia cho cổ đông. Mỗi cổ đông sẽ được chia lãi theo số cổ phần đồng thời được hưởng một số tiền thưởng tính trên lượng lúa đã bán cho công ty. Như thế, nông dân tham gia công ty sẽ luôn luôn được lãi, hoàn toàn khác với nông dân cá thể mua đứt bán đoạn cho thương lái.

Những trở ngại đối với chính sách mới

Trở ngại lớn nhất trong việc thực hiện chính sách nông nghiệp mới mẻ này là không có quyết tâm thật sự của cả ba thành phần nòng cốt: nhà nông, nhà doanh nghiệp và Nhà nước. Bên cạnh đó, cần có chương trình đồng bộ, trong đó nhà doanh nghiệp phải có được thị trường ổn định; Nhà nước mạnh dạn ban hành chính sách khuyến khích; và nông dân phải khắc phục tập quán cũ, triệt để làm theo quy trình kỹ thuật GAP.

Một trở ngại không kém quan trọng nữa là sự có mặt của hàng ngàn thương lái cung cấp gạo nguyên liệu cho các công ty xuất khẩu gạo và hàng trăm đại lý phân bón và thuốc trừ sâu bệnh. Liệu họ có chịu tham gia vào các hợp tác xã hoặc cụm sản xuất hay không? Ngoài ra, việc VFA được giao quyền điều hành xuất khẩu gạo cũng là một trở ngại đối với những công ty nhỏ, chỉ sản xuất vài trăm tấn gạo đặc sản có thương hiệu.

Trong những năm tới, lúa gạo vẫn còn là một nhu cầu khá lớn cho tình hình an toàn lương thực thế giới mà cũng chính là hàng hoá phổ biến nhất của đại đa số nông dân Việt Nam cung cấp cho xuất khẩu. Nhà nước cần sớm tổ chức lại hệ thống mậu dịch gạo xuất khẩu theo mô hình CTCPNN. Đây là một sự đổi mới cơ bản trong chính sách nông nghiệp để giúp nông dân chuyển sang thời kỳ làm chủ doanh nghiệp cổ phần để có lợi tức cao hơn.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

Từ khóa:
Sản phẩm giảm giá nhiều nhất
Đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm ngoài phòng M&MPRO HMAMT109

Giá mới:500,000VND
Giá cũ: 863,637 VND

Máy đo độ ẩm giấy M&MPRO HMMD6G

Giá mới:1,916,474VND
Giá cũ: 1,916,474 VND

Đồng hồ đo độ ẩm gỗ M&MPRO HMMD912 

Giá mới:1,909,091VND
Giá cũ: 2,136,364 VND

BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
Kết nối G+
Ghé thăm trang G+ của siêu thị điện tử Megabuy
NHẬN THANH TOÁN Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Á Châu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam Standard Chartered Bank Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng Quân đội Ngân Lượng
GIAO HÀNG, THU TIỀN TẬN NƠI MIỄN PHÍ (COD) TẠI 63 TỈNH THÀNH:
 
Khu vực 1 (28 tỉnh, TP khu vực phía Bắc): Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biện, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa Bình, Lào Cai. Lai Châu, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Khu vực 2 (22 tỉnh, TP khu vực phía Nam, 2 tỉnh khu vực miền Trung):
An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắc Lắc, Đắc Nông.
Khu vực 3 (11 tỉnh khu vực miền Trung):
Bình Định, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Đặc biệt tại 3 thành phố lớn( HN, HCM, ĐN) Megabuy áp dụng chính sách giao hàng lắp đặt, bảo hành, bảo trì miễn phí tận nơi tại:
- Hà Nội: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch ThấtThanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà. 
- HCM: Quận 1, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận 9, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận, Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân Quận 7, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ. 
- ĐN: Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Huyện Hoà Vang, Quận Cẩm Lệ.
Trụ sở chính Hà Nội (Tìm đường)
Số 58 Kim Mã, Phường Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 62757210 - Fax: (024) 62757212
Chi nhánh Hồ Chí Minh (Tìm đường)
196/3 đường Cộng Hòa, P12, Quận Tân Bình, HCM
Điện thoại: (028) 3810 6668 - Fax: (028) 3810 6077
Chi nhánh Đà Nẵng (Tìm đường)
Số 96 Bùi Công Trừng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3749270 - Fax: (0236) 3749269






* Thời gian làm việc: Từ 8h - 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng thứ 7 mở cửa từ 8h - 12h, nghỉ chiều T7 & ngày CN.*
Đơn vị chủ quản: Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới
Số giấy phép:     010301136, Cấp ngày 09-03-2006.
Email: support@megabuy.vn  *  Website : www.megabuy.vn  * HOTLINE TOÀN QUỐC: 0989123633
Copyright © 2006. All Rights Reserved by Newage J.S.C