Bệnh học đường gia tăng vì bàn ghế không chuẩn

            1USD = 22758 VNĐ

Bệnh học đường gia tăng vì bàn ghế không chuẩn

(LĐ) - Nghiên cứu mới đây về bệnh học đường ở học sinh phổ thông Hà Nội, Viện Nghiên cứu dân số và phát triển - Tổng cục Dân số cảnh báo, bệnh học đường đang gia tăng ngày một nhiều.

Nguyên nhân được nói đến nhiều nhất là học sinh phải ngồi học trên những bộ bàn ghế không đạt tiêu chuẩn.

Bàn ghế là... thủ phạm

Theo khảo sát của BV Mắt Hà Nội trong năm 2009, trên 16.000 học sinh tiểu học, THCS, THPT, tỉ lệ học sinh cận thị ở bậc tiểu học là 20%, THCS 30% và cao nhất là bậc THPT chiếm trên 50%.

Một nghiên cứu khác về bệnh cong vẹo cột sống (CVCS) ở học sinh Hà Nội được nghiên cứu tại 4 quận, huyện: Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Sóc Sơn, Gia Lâm có tỉ lệ mắc CVCS là 18,9%.

Nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng các bệnh học đường trong thời gian gần đây, theo đánh giá của các chuyên gia y tế có  hai yếu tố nguy cơ chủ yếu là tư thế ngồi sai và bàn ghế không phù hợp với tầm vóc học sinh.

Khảo sát của ngành y tế  cho thấy, đa số bàn ghế trong các trường học đều không đạt các kích thước chức năng theo tiêu chuẩn. Mặc dù đó chỉ là những tiêu chuẩn rất giản đơn, nhưng trên thực tế chúng cũng không được tuân thủ đầy đủ.

Nghiên cứu tại Trường Tiểu học Tây Mỗ (huyện Từ Liêm) cho thấy, khi để mặt bàn phẳng học sinh ngồi gục đầu nhiều hơn, nhưng khi điều chỉnh mặt bàn nghiêng học sinh ngồi ngay ngắn hơn. Mặt bàn phẳng cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến cột sống cổ sống c5 và c6 bị chèn ép, làm tổn thương dây thần kinh điều khiển hệ vận động, làm rối loạn chức năng vận động của tim, phổi, mắt và một số bộ phận khác...

Cấu trúc của bàn liền ghế không phù hợp với chương trình đổi mới trong giáo dục, là dạy học tích cực, tăng cường học nhóm và tự học, phát huy tính chủ động cá nhân. Do bàn ghế liền nên độ xa gần không điều chỉnh được...

Kiến nghị mãi vẫn thế


Ngay chính những thầy - cô giáo dạy tại các trường tiểu học, trung học đều có nhận xét: Nguyên nhân gây tỉ lệ học sinh bị cận thị, CVCS không chỉ như theo suy nghĩ của các bậc cha mẹ học sinh là do chương trình học quá tải, học sinh phải học nhiều mà “thủ phạm” còn là  bàn ghế ngồi học không phù hợp với các em. Chỉ bộ bàn ghế đó mà trẻ phải ngồi học từ năm lớp 1 đến lớp 5. Lúc học lớp 1 khi ngồi học bàn gần sát tới mặt, đến lớp 5 thì bàn lại quá thấp.

Thậm chí, có trường học sinh tiểu học, học sinh THCS dùng chung bộ bàn ghế đó. Với học sinh bán trú, bàn ghế vừa để học nhưng cũng vừa để làm giường ngủ trưa trong khi lại chưa có tiêu chuẩn nào cho những bộ bàn ghế “2 trong 1” này.

Trước tình trạng bệnh học đường gia tăng, ngành y tế đã nhiều lần kiến nghị ngành giáo dục cần có những thay đổi trong việc thiết kế bàn ghế cho học sinh. Nhiều năm đã qua, nhưng đến nay Bộ Y tế, Bộ GDĐT vẫn đang bàn bạc để đưa ra chuẩn về phòng học, bàn ghế, bảng viết, ánh sáng... trong nhà trường.

Trên thực tế, có một số chuẩn đưa ra khi áp dụng thực tế lại chưa phù hợp, vì tiêu chuẩn bàn ghế mới chỉ dành chung cho học sinh tiểu học hoặc trung học mà  chưa có quy định bàn ghế cho từng nhóm tuổi học sinh, đặc biệt là quy định chuẩn bàn ghế theo thể trạng học sinh...

Tại mỗi lớp học, học sinh quá đông (nhất là ở các trường có uy tín), thời gian học dày đặc phải ngồi nhiều giờ trên bộ bàn ghế không đúng chuẩn đã dẫn đến việc gia tăng các bệnh học đường đang là thực tế rất phổ biến. Ngay từ lớp 1 đã có không ít học sinh phải đeo kính, càng lên lớp cao học sinh đeo kính càng đông, cá biệt có lớp gần 100% học sinh phải đeo kính. Thực tế này đang là nỗi lo của các bậc phụ huynh, song các cơ quan chức năng vẫn chưa có được những thay đổi tích cực.






















Kết quả đợt điều tra thực trạng một số bệnh trên hơn 16.000 học sinh phổ thông Hà Nội của chương trình y tế học đường năm học 2009-2010 cho thấy, có tới 3.113 học sinh bị thiếu cân tính theo chuẩn BMI (chiếm 19,43%), trong đó tỉ lệ thiếu cân ở học sinh ngoại thành cao hơn nội thành (26,95% so với 13,25%).

Học sinh lớp 6 có tỉ lệ thiếu cân cao nhất (26,57%) và thấp nhất ở lứa tuổi lớp 10 (14,8%).

Đáng lưu ý, tình trạng thừa cân ở học sinh nội thành đang tăng cao (cao hơn 10 lần), trong đó nguy cơ béo phì chiếm 6,78%; học sinh nam béo hơn học sinh nữ (nam 10,58% - nữ 3,56%).

Từ kết quả điều tra, Sở Y tế và Sở GDĐT đã kiến nghị với Bộ Y tế sớm ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ trẻ em dưới 15 tuổi để có cơ sở đánh giá tình trạng sức khoẻ học sinh và làm căn cứ xây dựng kế hoạch hoạt động nâng cao sức khoẻ cho các em hằng năm. N.P





Từ khóa:
Các tin mới hơn
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
Kết nối G+
Ghé thăm trang G+ của siêu thị điện tử Megabuy
NHẬN THANH TOÁN Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Á Châu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam Standard Chartered Bank Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng Quân đội Ngân Lượng
GIAO HÀNG, THU TIỀN TẬN NƠI MIỄN PHÍ (COD) TẠI 63 TỈNH THÀNH:
 
Khu vực 1 (28 tỉnh, TP khu vực phía Bắc): Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biện, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa Bình, Lào Cai. Lai Châu, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Khu vực 2 (22 tỉnh, TP khu vực phía Nam, 2 tỉnh khu vực miền Trung):
An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắc Lắc, Đắc Nông.
Khu vực 3 (11 tỉnh khu vực miền Trung):
Bình Định, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Đặc biệt tại 3 thành phố lớn( HN, HCM, ĐN) Megabuy áp dụng chính sách giao hàng lắp đặt, bảo hành, bảo trì miễn phí tận nơi tại:
- Hà Nội: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch ThấtThanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà. 
- HCM: Quận 1, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận 9, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận, Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân Quận 7, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ. 
- ĐN: Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Huyện Hoà Vang, Quận Cẩm Lệ.
Trụ sở chính Hà Nội (Tìm đường)
Số 58 Kim Mã, Phường Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 62757210 - Fax: (024) 62757212
Chi nhánh Hồ Chí Minh (Tìm đường)
196/3 đường Cộng Hòa, P12, Quận Tân Bình, HCM
Điện thoại: (028) 3810 6668 - Fax: (028) 3810 6077
Chi nhánh Đà Nẵng (Tìm đường)
Số 96 Bùi Công Trừng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3749270 - Fax: (0236) 3749269






* Thời gian làm việc: Từ 8h - 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng thứ 7 mở cửa từ 8h - 12h, nghỉ chiều T7 & ngày CN.*
Đơn vị chủ quản: Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới
Số giấy phép:     010301136, Cấp ngày 09-03-2006.
Email: support@megabuy.vn  *  Website : www.megabuy.vn  * HOTLINE TOÀN QUỐC: 0989123633
Copyright © 2006. All Rights Reserved by Newage J.S.C