Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam “Cảnh sát trưởng” của những chiếc

            1USD = 22758 VNĐ

Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam “Cảnh sát trưởng” của những chiếc máy photocopy

Đức Hiệp  

Sắp tới, chủ cửa hàng phôtô copy phải “đóng thuế” sao chép. Người sao chụp tư liệu với số lượng lớn vì mục đích thương mại có thể bị phạt tù. Cơ quan nào có đủ thẩm quyền giám sát, xử lý những hành vi trên… Pháp luật Tp.HCM đã có cuộc trao đổi với bà Đoàn Thị Lam Luyến, Giám đốc Trung tâm bản quyền tác giả tác phẩm văn học, Tổng thư ký Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam.

Nhiệm kỳ I (2010- 2015), Hiệp hội đã bầu GS Hồ Ngọc Đại, Viện trưởng Viện công nghệ giáo dục Việt Nam là chủ tịch; bà Đoàn Thị Lam Luyến làm Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký

Copy tới…50 lần

.Thưa bà, đối tượng nào sẽ được Hiệp hội bảo vệ?

Tất cả tác phẩm văn học, nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ, các tác phẩm âm nhạc…đã được bảo hộ, cấp phép. Hiệp hội sẽ đại diện cho các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu quyền tác giả khai thác kinh tế của các tác phẩm mà họ ủy quyền, thông qua việc cho phép sử dụng dưới hình thức sao chụp bằng photocopy-kts máy photo hay sao chép số trên Internet. Thông qua Hiệp hội, người sử dụng được đảm bảo rằng, việc sử dụng của họ là trong sạch về mặt pháp luât và không phải đối mặt với nguy cơ có thể khiếu kiện về hành vi xâm phạm bản quyền tác giả. Ví dụ khi làm luận văn về tác giả Xuân Quỳnh, bạn tham khảo một quyển tập có khoảng 50 nhà thơ. Vì tiền có hạn nên chỉ cần 15% tác giả trong cuốn sách tham khảo đó thôi. Và theo luật, bạn cũng chỉ được phôtô từng ấy tác phẩm thôi. Nếu phôtô hơn, đó là vi phạm pháp luật.

.Có thừa không bởi chúng ta đang có ba tổ chức bảo vệ quyền tác giả, thưa bà?

Hiện nay chúng ta đang có ba tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực âm nhạc, ghi âm và văn học. Chúng ta chưa có tổ chức quản lý nào hoạt động trong lĩnh vực sao chép và sử dụng số.

.Phải chăng việc sao chép tác phẩm đang trở thành một tệ nạn xã hội?

Đúng vậy. Theo khảo sát của nhiều tổ chức, có tác giả bị xâm phạm tới 50 lần. Chứ con số một tác phẩm bị sao chép 3-4 lần hoặc 10 lần là rất nhiều. Ví dụ như truyện Ha-ri- pốt- tơ mới chẳng hạn, khi NXB còn đang đóng gáy, bọc bìa thì trên mạng đã có hết rồi. Vì vậy, NXB đã giảm từ 1 triệu bản xuống còn 1.000 bản. Tất cả đều do không được bảo vệ bản quyền. Ngoài ra, chủ sở hữu là tác giả cuốn truyện đó cũng chỉ nhận được một lần tiền từ NXB mà những lần tái bản sau đó không hề biết và cũng không hề được nhận tiền thù lao tái bản.

Chủ photo cũng phải nộp “thuế” sao chép

.Vậy làm thế nào có thể kiểm soát máy phô tô đó “in thừa” tài liệu đó? Ai sẽ là người đứng ra bắt quảtang trong khi tình trạng máy phô tô tràn lan như hiện nay?

Hiệp hội sẽ đại diện cho người được cấp phép yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quyền tác giả chấm dứt hành vi này, đồng thời thực hiện nghĩa vụ dân sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Từ đây đến cuối năm, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát mức độ sử dụng việc in sao chép tại các máy phôtô như thế nào rồi phối hợp các cơ quan nhà nước ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể đối với những hành vi xâm phạm trong việc sao chép trên. Trong đó cũng thiết lập biểu giá về thù lao, cách thức thu và phân phối tiền thù lao cho hội viên từ việc cấp phép sử dụng sao chép tác phẩm dưới hình thức sao chụp.

.Vậy, chủ của những chiếc máy phôtô có bị liên đới không, thưa bà?

Chủ chiếc máy phôtô một tác phẩm không được phép cũng như một cơ sở in lậu, họ phải chịu trách nhiệm một phần trách nhiệm, thậm chí tội hình sự nếu như in rất nhiều cuốn tài liệu có tính thương mại. Theo quy định của Hiệp hội, người xâm phạm có thể bị buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại, thậm chí xử lý hình sự và phạt tù (nếu sao chụp toàn bộ tư liệu với số lượng lớn). Với mức phạt như vậy, tôi dám chắc chủ chiếc máy phôtô cũng không dám in, ấn toàn bộ cuốn sách. Như vậy tình trạng phôtô cả cuốn sách để bày bán trên thị trường để thu lợi bất chính sẽ dần chấm dứt.

Học sinh, giáo viên cũng phải nộp

.Còn với người nào chuyên đi phôtô sẽ bị đánh thuế? Liệu có quá khó không khi những nhóm người này thường xuyên thay đổi địa điểm phôtô?

Giáo viên, học sinh thường đi phôtô các tác phẩm để phục vụ cho việc giảng dạy; cơ quan công quyền, kinh tế, tổ chức hành chính hay những đơn vị chuyên tổ chức hội thảo, hội nghị. Khi xử lý vụ án, nếu ông chánh án đi phôtô tài liệu cũng phải trả tiền. Chúng tôi sẽ khảo sát từ 1-3 tháng, tổng ấn phẩm tại một cửa hàng phôtô là bao nhiêu rồi lọc ra những ấn phẩm nào đang được bảo hộ. Tiếp theo, chúng tôi phân loại loại hình trong các ấn phẩm (văn hóa, nghệ thuật, khoa học, giáo dục…) để có thể trả tiền thù lao cho tác giả. Để có nhiều kết quả đánh giá, chúng tôi sẽ khảo sát tại ba chiếc máy phôtô tại ba trường đại học khác nhau. Ngoài ra, chúng tôi cũng có thể điều tra một sinh viên trong một khóa học ba năm đã phôtô bao nhiêu tài liệu.

.Bà nói sao khi học sinh sinh viên là những người có hoàn cảnh khó khăn, vẫn phải chịu sự chu cấp của gia đình?

Theo tính toán của chúng tôi, bình quân mỗi người có trình độ đại học trở lên trả 10.000 đồng tiền sao chụp/năm; Học sinh THPT và THCS là 5.000 đồng/năm. Trong khi so với nước Na Uy, bình quân một người phải trả 7,13 USD/năm tiền sao chụp. Ở Thụy Sĩ, số tiền này là 10,5 Euro.

.Kế hoạch trong thời gian tới của Hiệp hội sẽ như thế nào, thưa bà?

Năm 2010, Hiệp hội chính thức đi vào hoạt động nhưng chưa có nguồn thu, chủ yếu tập trung việc phát triển hội viên. Ngoài ra, chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT để nắm được các giáo trình có tác giả nước ngoài đang được giảng dạy trong các trường học để có thể trả được thù lao cho họ sau khi thu hồi được từ người sao chép. Tuy nhiên, để làm được điều này cũng không đơn giản mà phải có sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng, trong đó có thanh tra văn hóa. Ngoài ra, cũng phải tuyên truyền cho người dân ý thức tự kiểm soát và phát hiện sai phạm như một người cầm trên tay một cuốn sách mới được phôtô là bất hợp pháp.

.Xin cảm ơn bà!

Điểm mốc hoạt động của Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam (dự kiến)

Năm 2010, 2011: Phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất, nhân sự và thu tiền cấp phép sử dụng số cho một số công ty kinh doanh sách trực tuyến và thư viện tổng hợp hoặc chuyên ngành (trong nước) sẽ được khoảng 1.000 triệu đồng.

Năm 2012: Thương lượng, ký kết hợp đồng sử dụng và thu tiền thu lao từ việc sử dụng sao chụp của giáo viên, học sinh (từ hệ THPT trở lên) với 500 đồng/người, sẽ thu được 2,7 tỷ đồng và cấp phép sử dụng là 1,5 tỷ đồng.

.Năm 2014: Tiền thù lao thu được từ việc sử dụng trong môi trường điện tử là 7 tỷ đồng.  Tổng thu tiền cấp phép sử dụng hai nguồn này đến năm 2015 sẽ đạt 18,5 tỷ đồng.

Ý kiến người trong cuộc:

*Luật gia Trần Minh Sơn,Vụ Pháp luật dân sự- kinh tế, Bộ Tư pháp:

Tôi được biết, những Hiệp hội có ở Việt Nam hiện nay thì thế giới đã hoạt động từ rất lâu rồi. Cũng là người viết rất nhiều sách, giáo trình, ai chả thích đứa con tinh thần của mình được bảo vệ, rồi mang lợi nhuận về cho mình. Và, ai cũng biết, một đất nước muốn phát triển thì phải có nhiều quy định và chế tài xử lý đưa ra phải càng mạnh. Thế nhưng bao giờ những người làm công việc sáng tác nhận được thêm quyền lợi từ việc sao chép thì không ai chắc. Tôi e rằng, từ 5-10 năm nữa, Việt Nam cũng chưa thể áp dụng được các quy định thu phí sao chép như Hiệp hội đề ra bởi nó liên quan đến cả một hệ thống từ siêu thị bán sách, đến nhà in, ngân hàng để thanh toán tiền sao chép…

*Nhạc sĩ Phan Phương, nguyên giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam:

Việc ra đời Hiệp hội là rất cần thiết với những người sáng tác như chúng tôi. Tuy nhiên, làm thế nào để tất cả máy phô tô copy phải đăng ký, làm thế nào thu tiền thì phải có nhân sự, điều này không đơn giản. Như bên tôi, năm nay đòi được 30 tỷ (chiếm 5%). Còn lại 95% số tiền khác bị mất (kể cả cơ quan nhà nước cũng “quỵt” chúng tôi).

*Anh Bùi Ngọc Nam, Chủ cửa hàng photocopy trên đường Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội:

Tôi sẽ mất dần khách hàng

Đây là lần đầu tiên tôi được biết thông tin có liên quan đến những người làm công việc photocopy này. Thế nhưng, quá phức tạp không nếu một cái cửa hàng bé xíu thế này thỉnh thoảng có người đến “giám sát”, theo dõi hoạt động sao chụp để biết được tác phẩm nào được sử dụng, ai sử dụng, sử dụng ở đâu, sử dụng khi nào, sử dụng như thế nào để có cơ sở để thu tiền thù lao sử dụng tác phẩm và phân phối tiền thù lao cho người nắm giữ quyền. Trong khi khách hàng chủ yếu là khách lẻ, họ photocopy vài ba trang rồi đi ngay, tiền công cũng chỉ vài ba nghìn đồng. Bây giờ mà hỏi họ tên, tuổi để ghi vào sổ theo dõi thì quá phức tạp. Ngoài ra, trong thời buổi thị trường cạnh tranh thế này, giá photo mỗi trang tài liệu đắt lên (vì cộng thêm cả tiền sao chép), tôi e rằng, cửa hàng sẽ rất vắng khách. Họ có thể lựa chọn một nơi khác (kể cả trong ngõ sâu), miễn là giảm bớt phiền toái, hỏi han thông tin và rẻ hơn. Có thêm điều luật là tốt nhưng phaỉ nghĩ đến quyết định đó có ảnh hưởng đến “nồi cơm” của dân nghèo như chúng tôi nữa chứ.


 
Từ khóa:
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
Kết nối G+
Ghé thăm trang G+ của siêu thị điện tử Megabuy
NHẬN THANH TOÁN Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Á Châu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam Standard Chartered Bank Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng Quân đội Ngân Lượng
GIAO HÀNG, THU TIỀN TẬN NƠI MIỄN PHÍ (COD) TẠI 63 TỈNH THÀNH:
 
Khu vực 1 (28 tỉnh, TP khu vực phía Bắc): Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biện, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa Bình, Lào Cai. Lai Châu, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Khu vực 2 (22 tỉnh, TP khu vực phía Nam, 2 tỉnh khu vực miền Trung):
An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắc Lắc, Đắc Nông.
Khu vực 3 (11 tỉnh khu vực miền Trung):
Bình Định, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Đặc biệt tại 3 thành phố lớn( HN, HCM, ĐN) Megabuy áp dụng chính sách giao hàng lắp đặt, bảo hành, bảo trì miễn phí tận nơi tại:
- Hà Nội: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch ThấtThanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà. 
- HCM: Quận 1, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận 9, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận, Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân Quận 7, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ. 
- ĐN: Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Huyện Hoà Vang, Quận Cẩm Lệ.
Trụ sở chính Hà Nội (Tìm đường)
Số 58 Kim Mã, Phường Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 62757210 - Fax: (024) 62757212
Chi nhánh Hồ Chí Minh (Tìm đường)
196/3 đường Cộng Hòa, P12, Quận Tân Bình, HCM
Điện thoại: (028) 3810 6668 - Fax: (028) 3810 6077
Chi nhánh Đà Nẵng (Tìm đường)
Số 96 Bùi Công Trừng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3749270 - Fax: (0236) 3749269






* Thời gian làm việc: Từ 8h - 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng thứ 7 mở cửa từ 8h - 12h, nghỉ chiều T7 & ngày CN.*
Đơn vị chủ quản: Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới
Số giấy phép:     010301136, Cấp ngày 09-03-2006.
Email: support@megabuy.vn  *  Website : www.megabuy.vn  * HOTLINE TOÀN QUỐC: 0989123633
Copyright © 2006. All Rights Reserved by Newage J.S.C