Đi tàu điện ở “thành phố” dưới lòng đất

            1USD = 22758 VNĐ

Đi tàu điện ở “thành phố” dưới lòng đất

(VTC News) - Bỗng từ xa có tiếng lách cách, rồi tiếng ù ù ngày một to hơn. Từ trong bóng đêm, bỗng lao ra một… con tàu. Lại còn có cả tàu trong lòng đất!

Kỳ 1:

» Một ngày xuống… âm phủ

Hầm than mà tôi xuống làm việc có tên Giếng Phụ, nằm ngay trên sườn núi Vàng Danh cao chừng 500m so với mặt nước biển. Miệng hầm hiện ra như hang của một con rồng khổng lồ trong những bộ phim viễn tưởng của Mỹ. Phần đầu của hầm được xây gạch kiểu vòm bằng loại gạch múi bưởi.

Nhìn miệng hầm, tôi chợt liên tưởng đến những ngôi mộ Hán (mộ vòm) thời Bắc thuộc, có nhiều ở vùng Hải Dương. Miệng hầm được xây từ thời Pháp, cách đây hơn trăm năm. Điều đó có nghĩa, cái hầm này đã được đào từ hơn thế kỷ nay. Hơn trăm năm trời, mỗi ngày, hàng ngàn con người quanh năm suốt tháng chui xuống cái hầm này để đào than. Nghĩ đến điều đó mà hãi.

Hầm lò chống bằng thép từ thời Pháp. 

Bước vào hầm, bóng tối đậm đặc vây quanh. Những chiếc đèn trên trán chỉ đủ kẻ một đường thẳng nhỏ. Chút ánh sáng yếu ớt của chiếc đèn bị màn đêm nuốt chửng. Bám vào thanh vịn, lần dò từng bước, vượt qua mấy trăm bậc thang im lìm trong bóng đêm thì đến chỗ có đèn điện. Mỗi chốt quan trọng đều có bóng điện cao áp soi tỏ khoảng cách khá xa.

Đoạn hầm đầu tiên dài cả km được chống đỡ bằng những thanh sắt lớn uốn cong. Trần hang được dát một lớp gỗ rất chắc chắn. Những thanh sắt này, sau cả trăm năm vẫn vững chãi, không có một vết gỉ. Phải công nhận rằng, cái thứ sắt thép mà người Pháp tôi luyện để dựng tháp Eiffel thật quá tuyệt vời.

Bỗng nhiên, bao nhiêu cảm xúc hiện về trong tôi. Những hình ảnh đoàn công nhân người Việt cởi trần, gầy gò, lộ rõ những rẻ xương sườn đang gồng mình rồng rắn đội than dưới đòn roi của lũ thực dân, cứ hiện ra trước mắt. Những hình ảnh ấy có rất nhiều ở nhà trưng bày của Công ty Than Cọc Sáu. Gần trăm năm trời, thế hệ cha ông chúng ta phải sống đời phu than cay cực.

Đoạn hầm láng ximăng theo công nghệ của Trung Quốc. 

Hết đoạn hầm chống bằng thép thì đến đoạn hầm láng ximăng trông khá sạch sẽ. Toàn mộ mái hầm cũng được tráng bằng lớp ximăng. Theo kỹ sư Lâm Hồng Quang (cán bộ Phòng Kỹ thuật khai thác, Công ty Than Vàng Danh), đây là công nghệ của Trung Quốc, khá rẻ tiền, lại bền vững và độ an toàn cũng được đảm bảo cao. Ximăng được phun vào các khe kẽ, tạo sự liên kết bền vững vĩnh cửu, chắc chắn như hang đá.

Đi hết phần hang sạch sẽ này, tôi chợt đứng khựng trước một cánh cửa sắt. Hai bên cửa là hai “vệ sĩ” cao to lực lưỡng, mặc quần áo xanh, đeo đèn pin trên mũ. Chẳng lẽ lại phải “khám xét” lần nữa để phát hiện… khủng bố?

Sau khi kỹ sư Quang trình bày, hai “vệ sĩ” đứng gác kéo chốt mở cánh cửa sắt nặng nề. Một luồng gió rít lên, tôi bị hút lao về phía trước, suýt ngã sấp mặt. Chẳng lẽ có bão dưới lòng đất?

Hai "vệ sĩ" gác cổng điều gió. 

Khi mọi người vượt qua cánh cửa, hai “vệ sĩ” đóng cửa lại, thì gió ngừng rít. Hóa ra, đây là cánh cửa điều gió. Khi mở cửa, hệ thống máy móc sẽ hút gió với sức mạnh khủng khiếp từ cửa hầm vào. Khi cửa đóng, máy hút gió sẽ đẩy không khí trong hệ thống hầm lò dài mấy chục km lưu chuyển liên tục.

Chúng tôi cứ nhằm hướng có tiếng ù ù rít lên như tiếng quạt máy bay trực thăng mà đi. Đi được một đoạn, đến chỗ ngã 5, tôi lại suýt bị hút bay vào một ngách hang. Chiếc máy ảnh đeo trên ngực bị hút căng ra, như muốn tuột khỏi cổ. Hóa ra, ngách hang là nơi đặt hệ thống máy hút gió công suất lớn. Phía trước máy hút gió được trang bị một lớp rào sắt có chức năng cản và một lớp lưới chắc chắn giữ lại những thứ có khả năng bị hút vào.

Hệ thống hầm lò ngang dọc, giăng mắc như đường sá ở các thành phố. 

Tôi kêu gọi anh em tập trung tất cả đèn chiếu sáng vào chiếc máy hút gió khổng lồ để chụp kiểu ảnh. Đèn flas được bật thoải mái, vì nơi đây gió mạnh, không sợ có khí dễ cháy. Tuy nhiên, bỏ máy ảnh ra, chưa kịp chụp, lập tức chiếc máy ảnh sũng nước, ống kính và màn hình mờ tịt, chụp không lên nổi hình, toàn ra “vòng tròn ánh sáng”. Mấy nhà nhà nghiên cứu tâm linh mà nhìn thấy những tấm ảnh này, khéo lại phán ngay rằng trong ảnh toàn là… ma. Chiếc máy hút gió này quá mạnh, hút hơi ẩm từ các ngóc ngách về, khiến độ ẩm tại khu vực quá đậm đặc, cảm giác như có thể vồ được nước trong không khí.

Tôi đứng giữa ngã 5, nơi có chiếc quạt gió, chờ kỹ sư Quang xác định hướng đi, bỗng từ xa có tiếng lách cách, rồi tiếng ù ù ngày một rõ hơn. Từ trong bóng đêm, bỗng lao ra một… con tàu. Lại còn có cả tàu trong lòng đất nữa!

Tác giả trước tấm biển đề tên đường hầm. 

Tên của “con tàu” này là xe Song Loan. Nhưng anh em công nhân thường gọi vui là “tàu địa phủ”, tức là tàu chở người xuống âm phủ.

Chiếc tàu khá kỳ dị với cái thân ngắn cũn, song cái đầu thì dài ngoẵng. Sở dĩ cái đầu dài thế là vì nó phải chứa hệ thống hàng chục ắc quy tích điện khổng lồ. Để đảm bảo an toàn, tàu xe trong hầm lò tuyệt đối không thể dùng loại chạy bằng năng lượng xăng, dầu, mà phải chạy bằng điện.

Anh Nguyễn Văn Thanh có thâm niên 20 năm lái xe Song Loan. Hàng ngày, anh chỉ có mỗi việc ngồi trên chiếc đầu kéo chạy đi chạy lại trong hầm. Tưởng lái xe Song Loan là dễ, chỉ việc ngồi trên xe kéo ga, xe sẽ tự chạy trên đường ray như tàu hỏa, nhưng không phải vậy. Để được điều khiển xe Song Loan, anh phải có bằng lái trên cả bằng F dùng cho lái xe container. Anh Thanh phải lái xe trong bóng đêm, phải thuộc lòng từng đoạn đường ray, và bẻ lái chính xác tuyệt đối để bánh xe trượt sang đường ray khác khi xe trườn từ ngách ra.

Đi xe điện dưới lòng đất. 
 
Anh em công nhân nói vui, khi thủ đô và TP. Hồ Chí Minh đang lập dự án tàu điện trên cao với tàu diện ngầm, thì anh em công nhân đã đi tàu điện ngầm” từ hàng chục năm nay rồi. Tàu điện ngầm chạy rất đúng giờ giấc, có khách cũng chạy, mà không có khách cũng phải chạy, cứ đúng giờ là nổ máy xuất phát, chả khác gì xe buýt ở Hà Nội.

Sau khi kết thúc ca làm việc, anh em công nhân tập kết ra các ngã tư đón xe, rồi ca tiếp theo xuống hang gặp Song Loan cũng đáp xe xuống “âm phủ”. Công nhân nào rời hang muộn, hoặc vào ca muộn, hết giờ chạy xe thì chỉ có nước cuốc bộ. Làm việc hết ca, mệt nhoài, mà cuốc bộ leo dốc 5-7 cây số, thậm chí cả chục cây trong lòng đất, thì có mà chết mệt.

Mỗi chuyến xe Song Loan chở được 18 người. Tôi trèo lên xe, mỗi toa chứa 4 người ngồi đối mặt nhau không khác gì tàu hỏa. Xe xình xịch chuyển bánh, chở chúng tôi đi sâu vài cây số trong lòng đất. Cứ đi một vài trăm mét lại đến ngã tư, ngã năm, điện cao áp sáng trưng, có cả biển chỉ đường. Các con đường xuyên ngang rẽ dọc đều có tên hẳn hoi. Chỉ có điều, tên đường không phải tên các danh nhân như ở thành phố trên mặt đất, mà những con đường có tên như thế này: Lò dọc vỉa 7 mức +185 quay tây; Lò xuyên vỉa mức +105; Rãnh gió mức +138; Lò xuyên vỉa mức +165…

Đọc tên những “con đường” này, công nhân có thể hiểu rõ đặc điểm của vỉa than, độ cao, hướng hầm than…

Tôi trộm nghĩ, dưới lòng quả núi có tên Vàng Danh này, tồn tại một thành phố, chỉ có điều đó là “thành phố trong lòng đất”.

Còn tiếp…

Phạm Ngọc Dương


Từ khóa:
Các tin mới hơn
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
Kết nối G+
Ghé thăm trang G+ của siêu thị điện tử Megabuy
NHẬN THANH TOÁN Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Á Châu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam Standard Chartered Bank Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng Quân đội Ngân Lượng
GIAO HÀNG, THU TIỀN TẬN NƠI MIỄN PHÍ (COD) TẠI 63 TỈNH THÀNH:
 
Khu vực 1 (28 tỉnh, TP khu vực phía Bắc): Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biện, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa Bình, Lào Cai. Lai Châu, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Khu vực 2 (22 tỉnh, TP khu vực phía Nam, 2 tỉnh khu vực miền Trung):
An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắc Lắc, Đắc Nông.
Khu vực 3 (11 tỉnh khu vực miền Trung):
Bình Định, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Đặc biệt tại 3 thành phố lớn( HN, HCM, ĐN) Megabuy áp dụng chính sách giao hàng lắp đặt, bảo hành, bảo trì miễn phí tận nơi tại:
- Hà Nội: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch ThấtThanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà. 
- HCM: Quận 1, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận 9, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận, Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân Quận 7, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ. 
- ĐN: Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Huyện Hoà Vang, Quận Cẩm Lệ.
Trụ sở chính Hà Nội (Tìm đường)
Số 58 Kim Mã, Phường Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 62757210 - Fax: (024) 62757212
Chi nhánh Hồ Chí Minh (Tìm đường)
196/3 đường Cộng Hòa, P12, Quận Tân Bình, HCM
Điện thoại: (028) 3810 6668 - Fax: (028) 3810 6077
Chi nhánh Đà Nẵng (Tìm đường)
Số 96 Bùi Công Trừng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3749270 - Fax: (0236) 3749269






* Thời gian làm việc: Từ 8h - 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng thứ 7 mở cửa từ 8h - 12h, nghỉ chiều T7 & ngày CN.*
Đơn vị chủ quản: Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới
Số giấy phép:     010301136, Cấp ngày 09-03-2006.
Email: support@megabuy.vn  *  Website : www.megabuy.vn  * HOTLINE TOÀN QUỐC: 0989123633
Copyright © 2006. All Rights Reserved by Newage J.S.C