Chạy đua với giáo án điện tử

            1USD = 22758 VNĐ

Chạy đua với giáo án điện tử

Chạy đua với giáo án điện tử

Vài năm gần đây, không ít giáo viên phải chạy đua để có đủ giáo án điện tử phục vụ các tiết học. Thế nhưng việc áp dụng vào thực tế còn lắm vấn đề. Nhiều câu chuyện dở khóc dở cười...

Một tiết tập đọc của học sinh lớp 3/9 Trường tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Giáo án điện tử của giờ học này có hình ảnh minh họa sinh động - Ảnh: N.HÙNG

Một giáo viên bậc THCS dạy giáo án điện tử môn lịch sử đến giữa tiết, khi muốn trở lại trang đầu để dẫn chứng cho trận đánh, cô loay hoay mãi không biết xử lý ra sao đến toát mồ hôi hột. Cuối cùng, cô đành phải nhờ... học sinh làm giúp. Giờ sinh vật, khi cô giáo minh họa về hoạt động của chim, bấm mãi con chuột máy tính mà... chim không chịu bay.

Một giáo viên tiểu học ở Q.10, TP.HCM sử dụng giáo án của đồng nghiệp, giáo án được biên soạn với cỡ chữ quá nhỏ trong khi đa số học sinh lớp cô bị cận thị. Tiết dạy có ban giám hiệu dự giờ mà hỏi gì học sinh cũng ngoan ngoãn ngồi im, không có ý kiến. Bực mình, cô la: “Sao hôm nay lớp mình thụ động quá vậy?”. Em lớp trưởng rụt rè đứng lên thưa: “Tụi con không nhìn rõ”.

Nhiều câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến sự xuất hiện của những thiết bị công nghệ thông tin trên lớp, khi mà giáo viên chưa kịp chuẩn bị hệ thống bài giảng bằng giáo án điện tử.

Thành... chiếu - chép 

Ông Huỳnh Kim Sen (giám đốc Trung tâm thông tin và chương trình giáo dục - Sở GD-ĐT TP.HCM): Khuyến khích chia sẻ kinh nghiệm

Những giáo viên giỏi công nghệ thì rất năng nổ với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, nhưng cũng có bộ phận giáo viên còn bối rối với máy tính. Vì vậy, cần khuyến khích các thầy cô sẻ chia kinh nghiệm, mách cho nhau cách làm để giảm bớt thời gian tập huấn. Có giáo viên nói tôi sắp nghỉ hưu, học làm gì nữa nhưng thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng không bao giờ là muộn.

Một học sinh lớp 12 Trường THPT TV (TP.HCM) nói: “Học bằng giáo án điện tử giúp tiết học bớt nhàm chán. Nhưng cũng có những lúc thay vì cô giáo dạy văn chép những ý chính lên bảng thì cô chiếu slide. Từng đoạn văn một hiện lên rồi ngay lập tức biến mất để nhường chỗ cho đoạn văn khác, chép không kịp. Cuối tiết, cả lớp phải xin cô chép lại bài”.

“Thực tế có rất nhiều giáo viên bê nguyên xi bài giảng của người khác để dạy học sinh của mình - một chuyên viên Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị không nêu tên phản ảnh - Nhiều giáo viên sử dụng giáo án điện tử chỉ để trình diễn một vài hình ảnh, một vài đoạn phim cho học sinh xem thích mắt chứ chưa quan tâm đến hiệu quả của việc dạy tương tác mà giáo án điện tử mang lại. Thay vì ngày xưa đọc - chép, ghi - chép thì bây giờ đổi mới bằng việc chiếu - chép mà thôi”.

Ở Q.Gò Vấp, để đáp ứng nhu cầu giáo án điện tử, các trường tổ chức trao đổi giáo án điện tử cho nhau để đảm bảo trường nào cũng có trọn bộ giáo án điện tử cho tất cả các bài giảng. Tuy nhiên, theo một giáo viên Trường tiểu học Phan Chu Trinh, Q.Gò Vấp: “Sử dụng LCD giúp bài giảng sinh động nhưng khâu chuẩn bị tốn thời gian hơn, phải tìm kiếm nhiều tư liệu hơn. Việc các trường luân phiên làm giáo án và chia sẻ cho nhau giúp các giáo viên có đầy đủ bộ giáo án, nhưng lại làm mất tính độc lập sáng tạo của từng giáo viên và dẫn đến bài giảng nào cũng giống nhau, sao chép giữa các trường”.

Sao chép nhau

Tình trạng giáo viên sao chép giáo án điện tử của nhau hoặc tải trên mạng về ngày càng phổ biến. Theo cô Lê Thị Liên - giáo viên Trường tiểu học Dương Minh Châu, Q.10: “Để soạn 32 bài giảng môn địa lý lớp 4, tôi phải mất khoảng hai năm ròng rã làm tư liệu. Nếu một mình tôi sử dụng thì uổng quá. Việc chia sẻ cho nhiều giáo viên là để đồng nghiệp không phải mất thời gian như mình nữa. Nhưng trình độ học sinh ở mỗi lớp một khác nên bài giảng không thể giống nhau. Khi dùng giáo án của người khác phải chỉnh sửa lại cho phù hợp với học sinh của mình mới cóhiệu quả”.

Ông Trần Mậu Minh, hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1 - một trong những người đầu tiên ở TP.HCM đưa giáo án điện tử vào tiết học, cho biết: “Những giáo án có thể tải trên mạng về thường không có chất lượng cao. Một giáo án đạt yêu cầu cả về ý tưởng sư phạm lẫn hiệu quả tương tác giữa thầy và trò phải có đầy đủ hình ảnh rõ nét, âm thanh sống động. Nhưng nếu như thế sẽ nặng và rất khó tải về máy tính cá nhân. Chỉ có giáo án điện tử toàn chữ mới dễ tải về mà thôi”.

Cô Lê Thị Liên đề xuất: “Chương trình nặng nề, giáo viên phải dạy suốt từ sáng đến chiều rất mệt mỏi, tối về nhà còn phải chấm bài, rồi chuyện gia đình... khiến họ mệt nhoài. Theo tôi, chỉ nên yêu cầu mỗi thầy cô làm một bài giảng điện tử trong một năm học. Chứ yêu cầu họ phải liên tục sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại thì có người sẽ phải đối phó, sao chép y chang bài giảng của nhau”.

Sử dụng giáo án điện tử đã và đang trở nên phổ biến. Nó được gắn dưới mục đích tốt đẹp là giảng dạy bằng phương pháp hiện đại - trực quan - sinh động. “Nhưng không phải bài học nào cũng cần áp dụng giáo án điện tử. Đây chỉ là một trong nhiều phương pháp dạy học tiên tiến chứ không phải hiệu quả trong mọi trường hợp. Nếu lạm dụng, nhất là tình trạng sao chép giáo án của nhau, dù là giáo án điện tử hay không điện tử thì cũng mang tác dụng ngược - bởi mỗi lớp học cần một giáo án khác nhau” - ông Trần Mậu Minh đúc kết. 

Cuốn theo phong trào

Một giáo viên Trường tiểu học Trung Phụng, Hà Nội kể: “Mấy năm trước, nhiều giáo viên chúng tôi hiểu sử dụng máy chiếu hắt là một cách đổi mới phương pháp. Trường tôi may mắn được ưu tiên hỗ trợ một chiếc máy như vậy, trị giá lúc đó trên 5 triệu đồng. Một số trường khác phải mua bằng nguồn xã hội hóa, vì ở trên yêu cầu trang bị đồng loạt để cùng... đổi mới. Nhưng sau khi mua, máy hầu như chỉ được sử dụng vào những cuộc họp, hội thảo, những giờ dạy mang tính trình diễn. Tôi thấy rất lãng phí, trong khi tiền có thể dùng vào nhiều việc khác có ích cho học sinh hơn”.

Đó không phải là chuyện của riêng trường tiểu học này. Rất nhiều nơi máy chiếu được mua về để “đắp chiếu”. Một phần do giáo viên ngại hoặc lúng túng trong việc sử dụng. Nhưng cũng có nhiều giáo viên, trong đó có các giáo viên giỏi, cho rằng lạm dụng máy chiếu theo kiểu phong trào không mang lại hiệu quả, thậm chí với một số môn học nó làm giảm chất lượng.

Sau “hội chứng máy chiếu” đến chuyện giáo án điện tử. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học lên cao, ở đâu cũng thấy nói đến giáo án điện tử. Thế nhưng không ít giáo viên bậc THCS, THPT khi được hỏi đến “giáo án điện tử”, “sáng kiến kinh nghiệm” đều cười, chung quy vì tính hình thức, đối phó mà họ quá rõ.

Những hoạt động đổi mới có mục đích rất tốt đẹp nhưng vì sao giáo viên không ủng hộ? Giáo viên Lê Minh Nguyệt (Hải Phòng) bày tỏ: “Chúng tôi không thật sự đầu tư tâm huyết vì việc kêu gọi đổi mới mang nặng tính phong trào”. Có thời gian đi đâu cũng thấy nói đến việc đổi mới giờ dạy bằng thiết bị trình chiếu, rồi đến giáo án điện tử, rồi chuyện chấm dứt đọc - chép. Trong khi để việc dạy học thật sự có hiệu quả lệ thuộc rất nhiều vào điều kiện dạy học, đối tượng học sinh và đặc thù các môn học.

Một thầy ở Trường Trung Phụng cho rằng thực chất giáo viên dạy tốt hay không thể hiện ở chỗ người đó biết điều chỉnh cách dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Với những học sinh trung bình, yếu kém, việc trình diễn bằng thiết bị hỗ trợ, chia nhóm thảo luận có khi không mang lại hiệu quả bằng việc thuyết giảng. Tương tự ý kiến này, một cô giáo dạy văn của Trường THCS Đống Đa, Hà Nội cũng khẳng định với giờ dạy văn, lạm dụng công nghệ thông tin nhiều phản tác dụng. Nhưng chủ trương, hướng dẫn “đổi mới” thế nào phải theo thế đó.

Thực trạng chậm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay một phần nguyên nhân ở trình độ giáo viên hạn chế, thiếu động lực, ngại đổi mới. Nhưng một cản ngại khác không kém quan trọng chính là việc đổi mới chệch hướng, thiếu thực chất, không tạo được sự đồng thuận trong giáo giới.

Từ khóa:
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
Kết nối G+
Ghé thăm trang G+ của siêu thị điện tử Megabuy
NHẬN THANH TOÁN Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Á Châu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam Standard Chartered Bank Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng Quân đội Ngân Lượng
GIAO HÀNG, THU TIỀN TẬN NƠI MIỄN PHÍ (COD) TẠI 63 TỈNH THÀNH:
 
Khu vực 1 (28 tỉnh, TP khu vực phía Bắc): Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biện, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa Bình, Lào Cai. Lai Châu, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Khu vực 2 (22 tỉnh, TP khu vực phía Nam, 2 tỉnh khu vực miền Trung):
An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắc Lắc, Đắc Nông.
Khu vực 3 (11 tỉnh khu vực miền Trung):
Bình Định, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Đặc biệt tại 3 thành phố lớn( HN, HCM, ĐN) Megabuy áp dụng chính sách giao hàng lắp đặt, bảo hành, bảo trì miễn phí tận nơi tại:
- Hà Nội: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch ThấtThanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà. 
- HCM: Quận 1, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận 9, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận, Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân Quận 7, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ. 
- ĐN: Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Huyện Hoà Vang, Quận Cẩm Lệ.
Trụ sở chính Hà Nội (Tìm đường)
Số 58 Kim Mã, Phường Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 62757210 - Fax: (024) 62757212
Chi nhánh Hồ Chí Minh (Tìm đường)
196/3 đường Cộng Hòa, P12, Quận Tân Bình, HCM
Điện thoại: (028) 3810 6668 - Fax: (028) 3810 6077
Chi nhánh Đà Nẵng (Tìm đường)
Số 96 Bùi Công Trừng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3749270 - Fax: (0236) 3749269






* Thời gian làm việc: Từ 8h - 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng thứ 7 mở cửa từ 8h - 12h, nghỉ chiều T7 & ngày CN.*
Đơn vị chủ quản: Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới
Số giấy phép:     010301136, Cấp ngày 09-03-2006.
Email: support@megabuy.vn  *  Website : www.megabuy.vn  * HOTLINE TOÀN QUỐC: 0989123633
Copyright © 2006. All Rights Reserved by Newage J.S.C