Các anh em cho mình hỏi cách kiểm tra lap khi mình mua máy cũ?

            1USD = 22758 VNĐ

Các anh em cho mình hỏi cách kiểm tra lap khi mình mua máy cũ?

Trả lời 1:
Bạn không đủ tiền mua một chiếc laptop "đập hộp" chính hãng, nhưng thực sự có nhu cầu dùng máy tính xách tay. Vậy laptop secondhand sẽ là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, bạn cần rất thận trọng khi chọn mua máy cũ.

Bộ vi xử lý 



Điểm đầu tiên cần chú ý khi mua laptop chính là bộ vi xử lý, bộ não của toàn bộ chiếc máy tính xách tay (MTXT). Hầu hết laptop ở thị trường Việt Nam và khu vực châu Á đều dùng bộ vi xử lý của Intel. Do đó, khi chọn mua máy, bạn cần yêu cầu thử kết nối Internet, tốt nhất là bằng cả hai đường có dây (LAN) và không dây (Wi-Fi). Khi đã kết nối được Internet, bạn chỉ cần vào website của Intel và download về máy tính chương trình tiện ích xác định model bộ xử lý Intel.

Sau khi cài đặt và chạy, phần mềm sẽ thông báo chính xác tốc độ và model của bộ xử lý đang sử dụng trên máy, tốc độ bus hệ thống (system bus) cũng như dung lượng và loại bộ nhớ cache (cache memory). Nếu bất kỳ thông số nào khác với những lời giới thiệu quảng cáo của người bán, hãy chuyển sang tìm chiếc máy khác, vì chương trình này của Intel phát hiện được tất cả mọi trường hợp tăng tốc độ hoặc "e;thay tên đổi họ"e; bộ xử lý. 

Màn hình TFT 

Sau chip xử lý, màn hình của laptop là bộ phận quan trọng thứ 2 cần kiểm tra. Đôi khi, bạn sẽ không thể nhìn thấy các lỗi chết điểm ảnh (dead pixel)



Các điểm ảnh chết sẽ không hiển thị được một số màu hoặc tất cả các màu.

 

trên màn hình nếu người bán cố tình dùng các hình nền tối màu hoặc nhiều chi tiết. Để kiểm tra, bạn có thể tải về phần mềm Dead Pixel Locator để hiển thị toàn bộ màn hình lần lượt bằng các màu khác nhau. 

Có những điểm pixel của màn hình bị chết với tất cả các màu, nhưng cũng có điểm chỉ không hiển thị được một số màu. Do đó, Dead Pixel Locator sẽ giúp phát hiện tất cả những điểm ảnh bị "chết" trên màn hình LCD của laptop hoặc màn hình plasma. Chương trình không cần cài đặt và có thể chạy luôn, bạn chỉ cần bấm vào nút chọn màu và quan sát trên toàn bộ màn hình xem có xuất hiện những chấm màu khác thường nào hay không. 

Khi phát hiện có bất kỳ điểm ảnh chết nào trên màn hình, tốt nhất bạn nên thử chọn chiếc khác, vì màn hình bị lỗi điểm ảnh thường đã qua sử dụng khá nhiều, sắp đến thời kỳ nhiều điểm ảnh cùng bị chết. 

Hệ điều hành Windows XP

Hầu hết các máy laptop hiện đại đều sử dụng hệ điều hành Windows XP. Sẽ chẳng quan trọng gì mấy nếu bạn mua chiếc laptop đã "xập xệ". Nhưng nếu được quảng cáo là hàng mới dùng lướt, còn nguyên tem bảo hành, thì tốt nhất bạn nên thử check xem phiên bản Windows XP đó có bản quyền hay không tại địa chỉ http://www.microsoft.com/genuine/downloads/whyValidate.aspx.

Nếu máy laptop đã cài lại Windows và không có bản quyền, điều đó cho thấy lịch sử của nó cũng có phần phức tạp, vì không còn đĩa cài Windows gốc có bản quyền, hay đã dùng nhiều, Windows bị lỗi, máy từng gặp sự cố .v.v. 

Những kinh nghiệm đáng giá

Thường các hãng sản xuất laptop có thương hiệu nổi tiếng như IBM, HP, Sony, Toshiba... đều có cấu hình chuẩn cho mỗi model. Chỉ cần lật dưới đáy MTXT secondhand bạn định mua, tìm kiếm trên Google đúng mã số sản phẩm đó trên website của hãng sản xuất, bạn sẽ biết được cấu hình phần cứng của laptop đã bị thay đổi gì hay chưa. 

Các hãng laptop nổi tiếng còn có những phần mềm chuyên dụng cho phép kiểm tra toàn bộ cấu hình máy có chính hãng hay không, kiểm tra chất lượng pin, thời gian đã sử dụng, thời gian dùng máy bằng nguồn pin

Trực quan hơn, bạn có thể quan sát các góc máy hay cọ xát với túi và bàn tay (khi sử dụng) đã bị mòn sơn mạ chưa, có bị sơn tút lại hay không, các ốc vít có dấu hiệu từng bị tháo ra không. Một chi tiết khác có thể dễ quan sát là chân đế bằng cao su của MTXT. Người sử dụng thường có thói quen xê dịch vị trí laptop hơn là nhấc bổng lên để dịch chuyển. Do đó, nếu nhìn thấy chân đế cao su mòn vẹt, có thể xác định máy đã được sử dụng nhiều trong thời gian dài. 

Ngoài ra, khi đi chọn mua laptop cũ, bạn cũng nên cầm theo một đĩa DVD hoặc VCD cũ đã xước để thử ổ DVD/VCD. Thời gian nhận ra đĩa nhanh thì có nghĩa ổ DVD vẫn còn tốt và ngược lại. 

Sau cùng, khi đã chạy thử các chương trình đòi hỏi độ tương thích cấu hình tốt như xử lý ảnh dung lượng lớn trên PhotoShop hoặc bản vẽ AutoCad và thấy tốc độ ổn định, không bị giật, treo, bạn nên mở một chương trình soạn thảo văn bản như Word, sau đó gõ tất cả các phím trên bàn phím để đảm bảo không có vị trí phím nào bị liệt hoặc kém nhạy. Đây là những chi tiết rất dễ bị bỏ qua, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả sử dụng máy.

Trả lời 2:
 
- Mua laptop cũ có phần nào đó như trò chơi may rủi. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng đầy đủ những kinh nghiệm nêu trong bài viết thì rủi ro chọn phải một chiếc laptop không đáng với số tiền bỏ ra sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất.

Hiện nay, các hãng laptop ngày càng tung ra những dòng sản phẩm với nhiều tính năng cao cấp được tích hợp. Tuy các hãng đã liên tục khuyến mãi, hạ giá bán... nhưng việc mua một chiếc laptop đối với sinh viên hay người bình dân cũng cả là một vấn đề. Vì vậy giải pháp mua một chiếc máy đã qua sử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền, tuy nhiên, bạn cần rất thận trọng khi chọn mua máy laptop cũ. Sau đây là một số kinh nghiệm lựa chọn và mua laptop cũ, giúp bạn có thể loại bớt những rủi ro mua phải hàng quá tệ.

1. Xác định nhu cầu công việc để lựa chọn cấu hình phù hợp

Điều đầu tiên bạn cần xác định mua máy cho công việc học tập, vui chơi, lướt web, làm đồ họa hay để sử dụng cho nhu cầu lập trình... Điều này rất quan trọng vì nó quyết định cấu hình máy mà bạn cần mua. Nếu chỉ để phục vụ cho nhu cầu làm việc văn phòng, bạn chỉ cần lựa chọn máy tính có cấu hình Pentium IV, Ram 1 GB là đủ cho công việc của mình. Nếu bạn là người thích giải trí, có nhu cầu xem phim chất lượng cao cũng như giải quyết các công việc chỉnh sửa ảnh, xây dựng website... thì bạn cần chọn máy tính có cấu hình tối thiểu Dual core, Core2 duo hoặc Core2 Quad (loại 2 nhân trở lên), RAM từ 2 GB trở lên, nếu có thể bạn nên chọn máy có card màn hình rời. Tất nhiên việc lựa chọn máy cấu hình cao thì giá cả cũng sẽ cao (mặc dù là máy cũ), đồng thời việc lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng cũng tương đối khó khăn.

 2. Xác định độ mới cũ

Việc mua laptop đã qua sử dụng khó nhất là xác định về tỷ lệ cũ mới của sản phẩm. Một chiếc máy mới mua, còn bảo hành nhưng dùng không đúng cách có khi còn tệ hại hơn một chiếc đã cũ nhưng được chăm sóc kỹ lưỡng. Bạn có thể để xác định về tỷ lệ cũ mới của sản phẩm với vài mẹo sau:

- Bạn có thể quan sát các góc máy hay cọ xát với túi và bàn tay (khi sử dụng) đã bị mòn sơn mạ chưa, có bị sơn tút lại hay không, các ốc vít có dấu hiệu từng bị tháo ra không. Một chi tiết khác có thể dễ quan sát là chân đế bằng cao su của MTXT: người sử dụng thường có thói quen xê dịch vị trí laptop hơn là nhấc bổng lên để dịch chuyển. Do đó, nếu nhìn thấy chân đế cao su mòn vẹt, có thể xác định máy đã được sử dụng nhiều trong thời gian dài.

- Hầu hết các máy laptop lúc trước đều sử dụng hệ điều hành Windows XP (nay hầu hết các hãng laptop đều sử dụng hệ điều hành Windows 7 hay Vista). Sẽ chẳng quan trọng gì mấy nếu bạn mua chiếc laptop đã “xập xệ”. Nhưng nếu được quảng cáo là hàng mới dùng lướt, còn nguyên tem bảo hành, thì tốt nhất bạn nên thử check xem phiên bản Windows XP đó có bản quyền hay không, tại địa chỉ http://www.microsoft.com/genuine/downloads/whyValidate.aspx.

- Nếu máy laptop đã cài lại Windows và không có bản quyền, điều đó cho thấy “lịch sử” của nó cũng có phần phức tạp, vì không còn đĩa cài Windows gốc có bản quyền, hay đã dùng nhiều, Windows bị lỗi, máy từng gặp sự cố, vv...

3. Kiểm tra chất lượng của sản phẩm

- Hầu hết laptop ở thị trường Việt Nam và khu vực châu Á đều dùng bộ vi xử lý của Intel. Do đó, khi chọn mua máy, bạn cần yêu cầu thử kết nối Internet, tốt nhất là bằng cả hai đường có dây (LAN) và không dây (wi-fi). Khi đã kết nối được Internet, bạn chỉ cần vào website của Intel và download về máy tính chương trình tiện ích xác định model bộ xử lý Intel. Đối với những máy hiệu Lenovo, IBM, Acer, HP, Asus, Sony, Dell, bạn có thể kiểm tra chính xác cấu hình xuất xưởng trên website. Nếu mua máy tính cũ loại này, khi kiểm tra kết nối Internet, bạn nên vào website của hãng để kiểm tra cấu hình và pin có bị đổi hay không. Bạn hãy chạy thử một vài phần mềm để xác định cấu hình máy có đúng như quảng cáo của người bán hay không bằng các phần mềm chuyên dụng như Lavalyst Everest, CPU-Z. Những phần mềm này giúp bạn xác định: loại chip, dung lượng và loại bộ nhớ RAM, loại card đồ họa, ổ cứng, ổ quang, các loại kết nối và thiết bị ngoại vi, vv...

- Nếu máy tính là dạng “nguyên bản”, đúng như những gì quảng cáo hoặc đăng tải trên website của nhà sản xuất, bạn kiểm tra từng phần xem chúng hoạt động có chính xác không, hãy kiểm tra đinh ốc xem có trầy xước không. Toàn bộ vỏ máy có chỗ nào bị nứt vỡ hay không. Khớp nối màn hình với thân máy cần được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh những phiền toái khi sử dụng. Khi rao hàng trên website, người bán thường nói “còn 90%”, “mới 98%”... nhưng đó hoàn toàn là những con số ước đoán, không có cơ sở. Vì vậy, bạn nên bỏ qua các con số và chắc chắn những gì mình trả tiền phải được ưng ý. Khớp nối màn hình với thân máy là nơi dễ kiểm tra nhất. Nếu sử dụng nhẹ nhàng, vật liệu chế tạo tốt thì khớp nối không bị lung lay. Nếu khớp này lỏng lẻo sẽ dễ dẫn đến những rắc rối về sau với cáp màn hình và rất khó chịu nếu sử dụng khi di động.

- Nếu vỏ máy bị nứt vỡ hoặc xộc xệch, có vết rơi thì bạn nên bỏ ý định mua đi! Nhiều người thích xem “độ mòn” bàn phím để xác định máy dùng nhiều hay chưa, nhưng cách đó không thực sự chính xác. Nếu người dùng có mồ hôi tay thì chỉ cần dùng 1 tuần là bàn phím bóng nhẫy, trông rất cũ. Thêm vào đó, việc thay bàn phím mới cũng rất đơn giản và rẻ tiền. Những linh kiện khác như đầu đọc thẻ, bluetooth... nếu có cũng phải được kiểm tra để chắc chắn chúng còn hoạt động tốt.

- Khi đi chọn mua laptop cũ, bạn cũng nên cầm theo một đĩa DVD hoặc VCD cũ đã xước để thử ổ DVD/VCD. Chuẩn bị một vài đĩa CD/DVD mang theo để xem trên máy tính. Trong khi xem có thể tua đi, tua lại để chắc chắn đầu đọc còn tốt. Nếu có thể, bạn sử dụng các loại đĩa tự ghi để xem ổ quang có hiện tượng kén đĩa hay không. Thời gian nhận ra đĩa nhanh thì có nghĩa ổ DVD vẫn còn tốt, và ngược lại. Giá đĩa CD/DVD trắng tại các cửa hàng dịch vụ vi tính hiện nay khá rẻ và bạn có thể mua một vài cái để ghi thử nếu là loại ổ có tính năng ghi đĩa.

4. Kết luận

Việc chọn mua laptop cũ giống như... trò sổ xố, tất cả các thủ thuật đã trình bày ở trên chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ mua laptop đã bị hỏng. Vì thế, bạn phải sử dụng đến “trực giác nhạy bén” của mình để ra quyết định cuối cùng: nếu người bán vồn vã quá mức để tống khứ món đồ, bạn hãy cảnh giác và xem xét lại. Ngược lại, nếu thực sự bình tĩnh và tin tưởng vào sản phẩm, họ sẽ làm bạn tin cậy và chiếc laptop được bán có thể không “hành hạ” bạn nhiều.

Và cuối cùng nếu có thể bạn hãy yêu cầu người bàn cho test thử trong một khoảng thời gian vài ngày, tất nhiên bạn phải đảm bảo việc kiểm tra laptop không vào mục đích xấu. Nếu là một chiếc laptop tốt thì họ sẽ không ngần ngại cho bạn mượn, tất nhiên điều đó cũng còn phụ thuộc vào người bán...

Thường có 2 lựa chọn: chợ rao vặt trên mạng hoặc cửa hàng (công ty bán máy tính). Mua laptop cũ từ cửa hàng hoặc công ty thường đắt hơn nhưng có bảo hành trong thời gian ngắn, như vậy bạn sẽ yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Mua ở các chợ rao vặt trên mạng nói chung rủi ro hơn nhưng rẻ hơn. Khi mua nên tìm những người bán được cộng đồng trên mạng đó đánh giá tốt và cập nhật sản phẩm thường xuyên. Nếu máy tính có vấn đề, những người bán này sẽ vui lòng đổi lại để tránh bị phản hồi tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của họ. Đó là nét đẹp của các chợ mua bán trên mạng.

Khi mua, quan trọng nhất là cần xem xét màn hình vì đây là thứ đắt nhất của laptop nếu phải thay thế. Kiểm tra xem laptop có vết bầm trên màn hình không. Vết bầm là vùng sáng hoặc sẫm màu hơn trên màn hình, bình thường rất khó nhận biết. Để phát hiện, cần chuyển màn hình nền của laptop sang màu đen. Màn hình tốt sẽ chỉ có lớp đen đồng nhất, không có những chấm trắng. Nếu phát hiện màn hình có nhiều chấm trắng thì không nên mua.

Sau màn hình, cần kiểm tra các khe cắm và cổng nối như cổng không dây Bluetooth hay Wifi. Có một số khe cắm và cổng nối trực tiếp tới bo mạch chủ sẽ rất tốn kém nếu phải thay thế. Nếu một cổng USB bị hỏng không đáng ngại vì vẫn còn tới 3 cổng USB còn lại. Khe cắm tai nghe bị hỏng cũng vậy, có thể thay thế bằng tai nghe không dây Bluetooth. Kế đến là kiểm tra ổ cứng xem có lỗi không. Nên nhớ là thay thế ổ cứng không đắt lắm. Sau ổ cứng là ổ đĩa quang. Cách thử đơn giản là ghi thử các loại đĩa mà ổ đĩa quang này hỗ trợ như đĩa CD-R, CD-RW, DVD-R hay DVD-RW. Cuối cùng là kiểm tra thời gian pin. Nếu pin hết quá nhanh thì đề nghị người bán giảm giá để thay pin mới. Thay pin mới cho laptop là khoản khá tốn kém.

Kinh nghiệm chọn mua laptop cũ

Bài viết sẽ hướng dẫn người mua cần phải làm những gì khi mua một chiếc laptop đã qua sử dụng.
Tuy xu thế của người tiêu dùng ngày nay là phải tìm kiếm những model mới, nhưng nếu bạn có thể mua được 1 chiếc laptop với cái giá hời thì tại sao lại không chứ? Bài viết sẽ nêu ra 1 số kinh nghiệm giúp bạn có thể sở hữu sản phẩm Second hand với chất lượng tốt nhất.
 
1. Mua theo nhu cầu
 
 
Trước khi đi mua, bạn hãy tự liệt kê ra những mục đích của mình mà chiếc laptop có thể đem lại. Ví dụ nếu chỉ dùng để lướt web, làm việc văn phòng, xử lí ảnh… thì bạn nên kiểm tra cấu hình tối thiểu của các phần mềm bạn định sử dụng. Sau đó hãy căn cứ vào thông số tham khảo đó để tìm kiếm chiếc laptop đầy đủ khả năng tác nghiệp cần thiết.
 
2. Kiểm tra vỏ máy
 
 
Khi bạn nhìn vào đối tượng đang quan tâm, hãy kiểm tra thật kĩ vỏ máy, các góc cạnh để xem có dấu hiệu của va chạm hay không. Nếu máy tính bạn chọn có vết xước thì hãy chấp nhận điều đó vì như thế còn tốt hơn là chọn máy tính có vỏ bị cong, hư hỏng chẳng thể khắc phục.
 
3. Kiểm tra màn hình laptop
 
 
Luôn luôn kiểm tra màn hình của máy tính. Đây là bộ phận rất quan trọng vì bạn sẽ phải nhìn vào đấy suốt, bởi vậy hãy đảm bảo rằng màn hình không hề gặp phải bất cứ vấn đề khó chịu nào. Nếu như phải lựa chọn giữa màn hình có vết xước với màn hình có điểm chết, giới chuyên môn khuyên các bạn hãy chọn loại thứ nhất. Những lỗi như điểm chết, sọc màn hình, màn hình nhấp nháy sẽ khiến bạn tốn kém rất nhiều để khắc phục.
 
Nhưng tốt nhất, hãy đi tìm ngay một sản phẩm khác phù hợp hơn.
 
4. Kiểm tra pin
 
 
Khi chọn laptop bạn cũng nên kiểm tra pin thật cẩn thận. Nếu được, hãy yêu cầu chủ cửa hàng cho chạy thử máy lúc pin đầy, lúc pin đang sạc và lúc cắm dây adapter. Khi chạy bằng pin, hãy để ý kĩ xem pin có hết nhanh không, bao lâu thì hết vài %. Thường thì một laptop bình thường 100% pin sẽ chạy được khoảng 3 giờ. Khi cắm adapter thì bạn hãy kiểm tra xem xem dây có bị lỏng không.
 
5. Kiểm tra nhiệt độ
 
 
Tản nhiệt cũng là một vấn đề rất quan trọng, ít nhất là đối với máy tính xách tay. Quá nhiều lượng nhiệt tỏa ra sẽ làm giảm tuổi thọ của các bộ phận bên trong và cũng thật là bất tiện khi mỗi lần bạn để lên đùi. Hãy bật laptop lên, chạy 1 vài ứng dụng có sẵn, các trò chơi game càng tốt rồi kiểm tra xem máy tính có tỏa nhiều nhiệt quá không, có nóng nhanh không.  Nếu máy nóng quá chừng, hãy quay sang sản phẩm khác ngay.
 
6. Kiểm tra các bộ phận khác
 
Có một số bộ phận khác bạn cũng nên kiểm tra nếu không muốn mua phải một “liệt sĩ“ laptop. Với bàn phím thì bạn nên bật 1 phần mềm văn phòng rồi gõ hết các phím bấm, đồng thời kiểm tra xem có phím nào bị rít không. Kiểm tra các cổng kết nối như USB, VGA…xem có hoạt động không bằng cách cắm thử dây nối. Nếu laptop có webcam, thì hãy kiểm tra luôn. Khi phát hiện bất cứ 1 bộ phận nào bị lỗi, bạn hãy thử mặc cả với chủ cửa hàng xem có hạ bớt giá được không.
 
Vì là mua laptop đã qua sử dụng, nên bạn cũng đừng nên quá đòi hỏi chủ cửa hàng. Và cũng chính là hàng đã qua sử dụng, bạn hoàn toàn có thể bán nó đi đúng với cái giá đã mua, đôi khi là thêm 1 chút nếu bạn biết cách thương lượng. Chúc bạn đọc sẽ tìm được 1 chiếc laptop second hand với cái giá hời nhất.
 

Trả lời 3:
5 bước chọn mua laptop cũ

Cần tìm hiểu về bên ngoài, màn hình cũng như xem thời gian bảo hành, cấu hình, tình trạng các cổng kết nối của laptop cũ khi chọn mua.

Rất nhiều câu hỏi đặt ra khi người dùng muốn mua một chiếc laptop cũ như liệu cấu hình máy có "chuẩn" như người bán quảng cáo hay các cổng kết nối có làm việc tốt không?

Nhiều người nghĩ, việc chọn mua chiếc laptop "second-hand" này cần trợ giúp của một chuyên gia phẩn cứng, song trên thực tế thì việc này không khó khăn như tưởng tượng.

Sau đây là 5 bước rất đơn giản để lựa chọn thành công một chiếc laptop cũ giá trị theo hướng dẫn của tạp chí công nghệ Cnet.

Bước 1: Kiểm tra thật kỹ nhưng hư hỏng bên ngoài.


 
Cần kiểm tra tình trạng bên ngoài của laptop. Ảnh: Cnet.

Người dùng không thể đặt ra yêu cầu cao về "ngoại hình" cho những chiếc laptop đã qua sử dụng, bởi chúng sẽ không tránh khỏi những vết trầy xước nhưng sẽ cần phải đặc biệt chú ý đến những điểm sau:
  • Các chân cắm lỏng lẻo (USB, VGA, ...)
  • Các vết gãy, nứt trên vỏ máy làm lộ các linh kiện bên trong.
  • Các con ốc phía đáy máy đã bị mất hay rỉ hoen.
  • Tem bảo hành của máy bị bóc đi hoặc bị rách nát.
Ngay cả trong trường hợp các điều kiện trên đã đạt yêu cầu thì cũng chưa có gì đảm bảo chắc chắn chiếc laptop đó đã bị hỏng nặng và rồi được "dựng" lại như mới. Vì vậy người dùng sẽ cần tiếp tục các bước kiểm tra tiếp theo.

Bước 2: Kiểm tra tình trạng bảo hành máy

 
Xem thời gian bảo hành các laptop cũ đầy đủ. Ảnh: Cnet.

Sẽ rất lý tưởng, nếu chiếc laptop cũ đó còn hạn bảo hành chính hãng, và điều người dùng cần làm là yêu cầu thẻ bảo hành đi kèm hay hóa đơn mua máy lần đầu. Không nên tin ngay những lời cam kết từ phía người bán hàng như máy đã được đăng kí bảo hành trực tuyến, ngoại trừ trường hợp của những chiếc laptop doanh nhân Lenovo ThinkPad.

Nếu như chiếc laptop cũ đó không có một chút thông tin gì thì người mua cần yêu cầu người bán thời gian bảo hành tối tiểu là một tuần sử dụng để xác thực chất lượng máy và nên có cam kết bảo hành bằng văn bản rõ ràng với đầy đủ thông tin chứng thực từ phía người bán. Còn nếu không hãy tìm tới một cửa hàng khác.

Bước 3: Kiểm tra cấu hình máy

 
Xem cấu hình của máy cũng rất cần thiết. Ảnh: Cnet.

Nếu đã tìm hiểu kĩ và có đầy đủ thông tin về cấu hình máy, người mua nên in ra một bản để trực tiếp kiểm tra khi đi mua máy.
  • Nhấn chuột phải vào biểu tượng "My Computer" trên màn hình làm việc rồi chọn "Properties", sẽ hiện ra một bảng thông báo đầy đủ thông tin về hệ điều hành, vi xử lý, và dung lượng RAM của máy.
  • Nhấn chuột trái vào "My Computer" rồi kiểm tra dung lượng ổ đĩa cứng.
  • Click vào "Control Panel" phía bảng thoại ô cửa sổ, trỏ đến mục "System", tab "Hardware" và chọn "Device Manager". Hoặc bạn có thể truy cập nhanh bằng cách nhấn chuột phải vào "My Computer" và chọn ngay "Device Manager". Trong mục này bạn sẽ có được thông tin chi tiết về các linh kiện phần cứng bao gồm cả card Wi-Fi hay Bluetooth.
  • Trong mục "Accessories" phía bảng thoại ô cửa sổ, mở chương trình "Command Prompt" và gõ lệnh "dxdiag" để xem thông tin đồ họa của máy.
Bước 4: Kiểm tra tình trạng làm việc của bộ sạc và các cổng giao tiếp

 
Xem các cổng giao tiếp trên máy có còn hoạt động không. Ảnh: Cnet.

Cổng USB sẽ được sử dụng thường xuyên nhất và cũng là bộ phận dễ gặp sự cố nhất. Nên nhớ mang theo một chiếc USB để kiểm tra xem các cổng này có làm việc hay không. Cẩn thận hơn bạn nên lắc nhẹ USB khi cắm để xem chân cắm còn chắc không.

Cẩn trọng hơn khách hàng nên mang theo thêm một số thiết bị ngoại vi để kiểm tra các cổng còn lại. Và cũng rất quan trọng nên cắm sạc để kiểm tra xem thiết bị này làm việc ổn định không.

Bên cạnh đó, cũng cần biết rằng bộ pin đi kèm máy sẽ bị "thoái hóa" sau thời gian dài dùng máy vì vậy không quá coi trọng tình trạng làm việc của pin trừ phi người bán cam kết đấy là pin mới. Trong trường hợp này, người mua có thể dùng phần mềm BatteryCare chạy trên hệ điều hành Windows để kiểm tra dung lượng và thời gian sạc của Pin. Còn với máy Mac, người dùng có thể chọn "e;Applications > Utilities > Systems Profiler"e; để biết chi tiết thông tin về pin của máy.

Bước 5: Kiểm tra các điểm chết trên màn LCD (dead pixel)


 
Tìm các "điểm chết" trên màn hình. Ảnh: Cnet.

Vấn đề phổ biến với màn máy cũ là những điểm chết - dead/stuck pixel. Dead pixel - "điểm chết đen" là những điểm giữ nguyên màu đen trong mọi trường hợp. Stuck pixel - "e;điểm chết sáng"e; là những đốm sáng không mất đi cho tới khi tắt máy.

Pixel Tester, một phần mềm miễn phí giúp kiểm tra và phát hiện các điểm "dead pixel" và "stuck pixel" có trên màn laptop. Nhưng có một cách đơn giản và thuận tiện hơn, sau khi đã bỏ hết các biểu tượng trên màn hình làm việc, người dùng chỉ cần nhấn chuột trái vào giữa màn và chọn "Properties", rồi đặt chế độ "background" là màu đen để kiểm tra "stuck pixel", sau đó chuyển sang màu trắng để phát hiện "dead pixel". Thông thường việc bảo hành không áp dụng cho laptop cũ có màn bị lỗi pixel, người mua phải tự "đấu tranh" để quyết định "sống chung" với tình trạng đó hay không.
Từ khóa:
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
Kết nối G+
Ghé thăm trang G+ của siêu thị điện tử Megabuy
NHẬN THANH TOÁN Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Á Châu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam Standard Chartered Bank Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng Quân đội Ngân Lượng
GIAO HÀNG, THU TIỀN TẬN NƠI MIỄN PHÍ (COD) TẠI 63 TỈNH THÀNH:
 
Khu vực 1 (28 tỉnh, TP khu vực phía Bắc): Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biện, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa Bình, Lào Cai. Lai Châu, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Khu vực 2 (22 tỉnh, TP khu vực phía Nam, 2 tỉnh khu vực miền Trung):
An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắc Lắc, Đắc Nông.
Khu vực 3 (11 tỉnh khu vực miền Trung):
Bình Định, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Đặc biệt tại 3 thành phố lớn( HN, HCM, ĐN) Megabuy áp dụng chính sách giao hàng lắp đặt, bảo hành, bảo trì miễn phí tận nơi tại:
- Hà Nội: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch ThấtThanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà. 
- HCM: Quận 1, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận 9, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận, Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân Quận 7, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ. 
- ĐN: Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Huyện Hoà Vang, Quận Cẩm Lệ.
Trụ sở chính Hà Nội (Tìm đường)
Số 58 Kim Mã, Phường Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 62757210 - Fax: (024) 62757212
Chi nhánh Hồ Chí Minh (Tìm đường)
196/3 đường Cộng Hòa, P12, Quận Tân Bình, HCM
Điện thoại: (028) 3810 6668 - Fax: (028) 3810 6077
Chi nhánh Đà Nẵng (Tìm đường)
Số 96 Bùi Công Trừng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3749270 - Fax: (0236) 3749269






* Thời gian làm việc: Từ 8h - 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng thứ 7 mở cửa từ 8h - 12h, nghỉ chiều T7 & ngày CN.*
Đơn vị chủ quản: Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới
Số giấy phép:     010301136, Cấp ngày 09-03-2006.
Email: support@megabuy.vn  *  Website : www.megabuy.vn  * HOTLINE TOÀN QUỐC: 0989123633
Copyright © 2006. All Rights Reserved by Newage J.S.C