Lịch sử màn hình máy tính qua ảnh (kỳ 1)

            1USD = 22758 VNĐ

Lịch sử màn hình máy tính qua ảnh (kỳ 1)

Đầu óc của những người sống cách nay nửa thế kỷ có thể nổ tung với những ý tưởng tạo ra màn hình hiện nay, vì khi đó “màn hình” của họ là các trang giấy hay tấm bìa đục lỗ. 

“Màn hình” bằng các đèn nhấp nháy

Thiết bị cuối ZUSE 23 (1941) chỉ bao gồm các đèn báo để biểu diễn đầu ra của chương trình máy tính. Nó vẫn còn được trang bị cho các máy tính điện tử ở những năm 1950 như máy Univac I (1951).

Trong khi hầu hết các máy tính ra đời đầu tiên đều có một máy in kết quả ra giấy thì thuở sơ khai của màn hình số lại bị hạn chế bởi các bóng đèn báo nhấp nháy. Chúng là các bóng đèn chỉ thị bật hoặt tắt khi máy tính xử lý các câu lệnh hay truy cập đến các vùng nhớ.

Bìa đục lỗ vừa là đầu ra, vừa là đầu vào

ENIAC là một trong số các máy tính điện tử đầu tiên sử dụng bìa đục lỗ để thể hiện cho cả đầu vào lẫn đầu ra của một chương trình máy tính. Để viết một chương trình, người vận hành máy tính sẽ soạn thảo trên một chiếc máy giống như máy đánh chữ, mỗi câu lệnh sẽ được mã hóa bằng cách tự động đục các lỗ trên các thẻ bằng giấy.

Sau đó, người ta sẽ thả một số lượng lớn các tấm bìa chi chít lỗ đó vào máy tính để nó có thể đọc và thực hiện chương trình.

Bên trái: một nữ vận hành máy tính đang cho các tấm bìa đục lỗ vào máy ENIAC (1947). Bên phải: Bộ lập bảng IBM 405 giúp người vận hành tính kết quả của đầu ra.

Phía đầu ra, kết quả cũng được mã hóa bằng việc đục lỗ các bìa và sau đó những người vận hành sẽ giải mã nó với một thiết bị như bộ lập bảng IBM 405 (bên phải ảnh) để đếm và in các giá trị của tấm bìa lên một băng giấy.

Băng giấy thay cho các tấm bìa đục lỗ

Máy in điện báo CREED 75 (1958) sử dụng băng giấy đục lỗ thay cho các tấm bìa đục lỗ.

Để thay thế cho các bìa đục lỗ, nhiều máy tính sau đó đã sử dụng một băng giấy dài cũng được đục lỗ để biểu diễn cho một chương trình máy tính. Nguyên lí không hề thay đổi, người vận hành máy tính sẽ cho chạy băng giấy qua một chiếc máy như trong ảnh, kết quả chương trình cũng được lưu trên một băng giấy đục lỗ và dựa trên băng giấy này, một máy đánh chữ điện tử sẽ đánh ra kết quả bằng ngôn ngữ mà nhà lập trình dễ dàng hiểu được.

Thuở sơ khai của màn hình CRT

Các ống tia ca-tốt (CRT) xuất hiện lần đầu tiên trong máy tính lại được dùng trong bộ nhớ chứ không phải ở bộ phận hiển thị. Không lâu sau đó, người ta đã nhận ra rằng chúng có thể được sử dụng để hiện thị nội dung của bộ nhớ dựa trên CRT (như hai máy tính ở bên trái).

Các thiết bị dùng CRT làm màn hình hiển thị đơn giản: màn hình SWAC 1950), thiết bị cuối Ferranti Mark 1 Star (1951), SAGE (1957) và PDP-1 (1960).

Sau đó, các máy radar và máy hiện sóng đã được lắp vào các ống  CRT để hiện thị một màn hàn hình đồ họa đơn giản (không có màu sắc và chỉ thể hiện được các vec-tơ), điển hình là hệ thống  SAGE và PDP-1.

 Máy điện báo trở thành “màn hình”

Trước khi có máy tính điện tử,  từ năm 1902, các máy điện báo đánh chữ được sử dụng để trao đổi nội dung các văn bản. Đây là dạng máy đánh chữ điện tử có thể giao tiếp (truyền tín hiệu) với các máy khác thông qua các đường dây điện (sau này còn qua sóng radio) và sử dụng một loại mã đặc biệt.

Một máy điện báo đánh chữ ASR-33 (1962) được sử dụng làm “màn hình” máy tính.

Cho đến những năm 1950, các kĩ sư đã nối trực tiếp máy điện báo lên máy tính để dùng nó như một thiết bị hiển thị. Các máy điện báo sẽ in ra kết quả liên tục của một phiên làm việc của máy tính. Đây vẫn là dạng giao điện đầu ra rẻ nhất đối với các máy tính cho đến giữa những năm 1970.

Glass Teletype

Tại một thời điểm ở những năm 1960, các kĩ sư nhận ra rằng họ có thể sử dụng các ống CRT để tạo thành một “tờ giấy ảo” thay cho tờ giấy thật của máy điện báo. Glass teletype là cái tên đầu tiên cho thiết bị đầu ra dạng này.

Uniscope 300 (1964) và ADM-3 (1975) là các glass teletype sử dụng CRT để hiển thị kết quả chương trình máy tính.

Dạng màn hình video này hiển thị nhanh và linh động hơn so với dùng giấy nên nó đã trở thành phương pháp vượt trội để thể hiện giao diện của máy tính trong nửa đầu những năm 1970.

Thiết bị đầu ra được nối với máy tính qua dây cáp, thường chỉ truyền các đoạn mã biểu diễn kí tự văn bản chứ không phải đồ họa. Cho đến những năm 1980, một số màn hình mới được hỗ trợ màu sắc.

Video phức hợp ra đời

Những chiếc máy điện báo đánh chữ (kể cả những chiếc có đầu ra là băng giấy) cũng là cả một gia tài.

Tìm kiếm một biện pháp thay thế rẻ hơn, Don Lanscaster, Lee Felsenstein và Steve Wozniak đã cùng lúc đưa ra một ý tưởng: xây dựng một thiết bị cuối giá rẻ là màn hình video CCTV.

Các thiết bị cuối hiển thị video đầu tiên: CT-1024 (1974) và sau đó là Sol-20 và Apple I vào năm 1976.

Không lâu sau đó, Wozniak và Felsenstein đã lần lượt cho ra mắt các thiết bị hiển thị đầu ra video là Apple I và Sol-20. Những chiếc máy tính đầu tiên có màn hình video được sản xuất vào năm 1976.

Màn hình video phức hợp nở rộ

Màn hình video phức hợp TRS-80 (1977) và Commodore 1702 (1983).

Ngoài các màn hình ti-vi RF, nhiều loại máy tính cá nhân (PC) đã được hỗ trợ các màn hình video phức hợp cho chất lượng hình ảnh cao hơn. Cuộc cách mạng PC đem đến luồng gió mới, các nhà sản xuất máy tính như Apple, Commodore, Radio Shack, TI đều bắt tay thiết kế và đóng nhãn các màn hình video một màu hoặc có đa màu cho các hệ thống máy tính của mình.

Hầu hết các màn hình như vậy đều có thể thay thế hoàn toàn được cho nhau.

Ti-vi được dùng làm màn hình máy tính

Vào cuối những năm 1970, bắt đầu nảy sinh ý tưởng sử dụng chính màn hình ti-vi làm đầu ra video cho máy tính. Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn sản xuất các bộ điều biến RF cho Aplle II để chuyển video phức hợp sang một dạng các tín hiệu mà ti-vi có thể “hiểu” được.

Bộ điều biến RF Apple II (1977) được nối với một chiếc ti-vi đang hiển thị kết quả chương trình.

Hệ thống Atari 800 ra mắt năm 1979 bao gồm một bộ điều biến RF gắn trong máy tính và một số thiết bị cần thiết khác. Tuy nhiên, băng thông cho đầu ra bị giới hạn nên độ phân giải thấp hơn, vì vậy phần lớn máy tính vẫn tránh làm việc với các màn hình ti-vi.

Màn hình plasma xuất hiện

Những năm 1960, công nghệ màn hình plasma bắt đầu nổi lên. Công nghệ này sử dụng một loại khí mang điện bị giữ giữa hai tấm gương, khi một điện tích được tạo ra tại một vị trí xác định, một vùng sáng sẽ xuất hiện.

Các thiết bị cuối sử dụng công nghệ plasma: PLATO IV (1972), GRID Compass 1101 (1982) và IBM 3290 (1983).

Một trong những thiết bị sớm nhất sử dụng màn hình plasma là PLATO IV. Đầu tiên, các công ty như IBM hay GRID đã thử nghiệm với các màn hình tương đối nhẹ và mỏng trên các máy tính xách tay. Công nghệ này chưa bao giờ được áp dụng cho PC nhưng sau này nó lại xuất hiện trong các bộ ti-vi màn hình phẳng.

Trung Hiếu (tổng hợp)

Theowww.baodatviet.vn

Từ khóa:
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
Kết nối G+
Ghé thăm trang G+ của siêu thị điện tử Megabuy
NHẬN THANH TOÁN Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Á Châu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam Standard Chartered Bank Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng Quân đội Ngân Lượng
GIAO HÀNG, THU TIỀN TẬN NƠI MIỄN PHÍ (COD) TẠI 63 TỈNH THÀNH:
 
Khu vực 1 (28 tỉnh, TP khu vực phía Bắc): Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biện, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa Bình, Lào Cai. Lai Châu, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Khu vực 2 (22 tỉnh, TP khu vực phía Nam, 2 tỉnh khu vực miền Trung):
An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắc Lắc, Đắc Nông.
Khu vực 3 (11 tỉnh khu vực miền Trung):
Bình Định, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Đặc biệt tại 3 thành phố lớn( HN, HCM, ĐN) Megabuy áp dụng chính sách giao hàng lắp đặt, bảo hành, bảo trì miễn phí tận nơi tại:
- Hà Nội: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch ThấtThanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà. 
- HCM: Quận 1, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận 9, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận, Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân Quận 7, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ. 
- ĐN: Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Huyện Hoà Vang, Quận Cẩm Lệ.
Trụ sở chính Hà Nội (Tìm đường)
Số 58 Kim Mã, Phường Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 62757210 - Fax: (024) 62757212
Chi nhánh Hồ Chí Minh (Tìm đường)
196/3 đường Cộng Hòa, P12, Quận Tân Bình, HCM
Điện thoại: (028) 3810 6668 - Fax: (028) 3810 6077
Chi nhánh Đà Nẵng (Tìm đường)
Số 96 Bùi Công Trừng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3749270 - Fax: (0236) 3749269






* Thời gian làm việc: Từ 8h - 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng thứ 7 mở cửa từ 8h - 12h, nghỉ chiều T7 & ngày CN.*
Đơn vị chủ quản: Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới
Số giấy phép:     010301136, Cấp ngày 09-03-2006.
Email: support@megabuy.vn  *  Website : www.megabuy.vn  * HOTLINE TOÀN QUỐC: 0989123633
Copyright © 2006. All Rights Reserved by Newage J.S.C