Hiện
nay có rất nhiều quý khách thắc mắc với chúng tôi về các cổng kết nối, loại kết
nối của máy chiếu. Trong bài viết
này chúng tôi xin gửi tới quý khách về thông tin các loại cổng kết nối có trên
máy chiếu và tác dụng của các cổng kết nối đó.
Các cổng
kết nối trên máy chiếu bao gồm cổng tín hiệu vào và cổng tín hiệu ra. Các loại
cổng kết nối phổ biến hiện nay lần lượt được chúng tôi giới thiệu dưới đây và
sắp xếp theo thứ tự chất lượng tăng dần. Hi vọng sau khi đọc bài này, các bạn
sẽ chọn được một loại cổng kết nối phù hợp nhất cho máy chiếu của mình.

Các cổng kết nối đằng sau một máy chiếu
I. Cổng Composite:
Dạng
tín hiệu: Analog.
Độ
phân giải tối đa: 576i.
Cổng
Composite tên dân dã chúng ta thường hay gọi là cổng Video hay mấy ông kỹ thuật
gọi là cổng AV (Audio-Video). Đôi khi cổng Composit còn được gọi là CVBS
(color, video, blank, sync). Bạn có thể tìm thấy cổng này trên hầu hết các
thiết bị như Tivi, đầu DVD, Máy chiếu và các thiết bị liên quan tới hình ảnh
khác, kể cả các thiết bị được sản xuất từ 20 năm trước.

Cổng Video và Audio thông dụng
Cổng
Composite cho phép truyền tín hiệu Video analog (tín hiệu tương tự - không có
âm thanh) có độ nét tiêu chuẩn ở độ phân giải 480i hoặc 576i. Thực tế các cổng
này trên TV, đầu DVD đời cũ chỉ hỗ trợ tín hiệu SD với độ phân giải 320x240.
Như các bạn thấy ở hình trên, cổng Composite được ghi chú với chữ VIDEO và có màu
vàng. Do cổng này không thể truyền tải âm thanh nên thường có cổng Audio
analog đi kèm và được đánh dấu với màu trắng cho loa bên trái, màu đỏ
cho loa bên phải. Nếu thiết bị của bạn chỉ có 2 cổng màu đỏ và màu trắng, có
nghĩa là thiết bị của bạn chỉ hỗ trợ hệ thống âm thanh Mono.
Để sử
dụng cổng này bạn với máy chiếu, bạn cần một sợi cab màu vàng để truyền tải tín
hiệu hình ảnh, hoặc 3 sợi vàng-trắng-đỏ để truyền tải cả hình ảnh và âm thanh
tới máy chiếu.

Cáp AV sử dụng với cổng Composite
Với cổng
kết nối này, bạn hãy yên tâm về vấn đề tương thích với tất cả các thiết bị có
sẵn của bạn khi mua máy chiếu. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói, đây là cổng có
chất lượng tín hiệu thấp nhất so với các loại cổng dưới đây.
II. Cổng S-Video
Dạng
tín hiệu: Analog.
Độ
phân giải tối đa: 576i.
Cổng
S-Video, còn gọi là Super-Video hoặc Separate Video, đôi khi cũng được ký
hiệu là Y/C, là một cổng tín hiệu cho video có độ phân giải tiêu chuẩn 480i
hoặc 576i. Bằng cách tách tín hiệu thành 2 cặp đen trắng (ký hiệu Y) và màu sắc
(ký hiệu C).

Cổng S-video thực tế và sơ đồ chân cắm
Đình đám
một thời bởi thiết kế gọn nhẹ và chất lượng tốt, cổng S-Video cho chất lượng
hình ảnh tốt hơn Composit nhưng vẫn chưa thể cạnh tranh được với chất lượng của
cổng Component. Bản thân tác giả đã từng một thời là fan hâm mộ của cổng kết
nối này khi săn lùng bằng được chiếc tivi CRT 24 inch có cổng S-video. Thật
đáng tiếc là loại kết nối này không được phát triển thành những phiên bản mạnh
mẽ hơn và dần được thay thế bằng các cổng khác như Composite, HDMI trên phần
lớn các thiết bị hình ảnh hiện nay.

Cáp S-Video
Cũng như
cổng Composite và Component, cổng S-Video chỉ cho phép truyền tín hiệu hình
ảnh. Bạn cần sử dụng một sợi cáp S-Video như hình trên để kết nối và truyền
hình ảnh giữa các thiết bị với nhau. Để truyền tải cả âm thanh, bạn cần thêm
sợi cáp AV Trắng-Đỏ để có thể kết nối giữa các thiết bị trình chiếu và nguồn
tín hiệu.
III. Cổng Component
Dạng
tín hiệu: Analog.
Độ
phân giải tối đa: 1080p.
Cổng
video component đại diện bằng ba giắc tròn có ba màu khác nhau. Hai giắc dùng
để truyền tín hiệu màu, còn giắc còn lại mang tín hiệu về độ sáng tối. Trên lý
thuyết, cổng kết nối này có thể truyền tín hiệu với độ phân giải tối đa là
1080p, nhưng thực tế các nhà sản xuất chỉ tích hợp tối đa là tín hiệu 1080i vào
cổng kết nối này.

So sánh cổng Composite (bên trên) và Component (bên dưới)
Với cổng
kết nối này, tín hiệu video được chia thành hai hoặc nhiều kênh thành phần. Phổ
biến nhất là thông tin được truyền đi với ba tín hiệu riêng biệt. Giống như
cổng composite, cổng này chỉ truyền tải hình ảnh mà không mang theo âm
thanh và thường được kết hợp với cáp âm thanh.
Mặc dù là
kết nối dạng analog nhưng cổng component cho chất lượng hình ảnh rất chính xác
với khả năng tái tạo màu chuẩn và giảm thiểu giao thoa giữa các tín hiệu thành
phần (vốn là một hạn chế trên các cổng S-video và Composit). Nếu như bạn chưa
có nguồn HDMI hay đơn giản là chưa có cáp HDMI, thì đây là một sự thay thế hoàn
hảo nhất.
Để sử
dụng cổng kết nối này bạn cần một sợi dây cáp component với 3 màu riêng biệt
như hình trên. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam bạn sẽ rất khó để tìm được một
sợi dây như vậy. Rất may là bạn hoàn toàn có thể sử dụng cáp AV với 3 màu
Vàng-Trắng-Đỏ ở trên để thay thế. Để có thêm âm thanh, bạn sẽ cần thêm 2 sợi
dây Audio Trắng-Đỏ nữa.
IV. Cổng VGA
Dạng
tín hiệu: Analog
Độ
phân giải tối đa: 2048×1536
Có lẽ
chúng tôi cũng không cần nói nhiều về cổng kết nối này vì phần lớn chúng ta đều
đã gặp nó trên máy tính. Do vậy trên một số thiết bị trình chiếu, cổng VGA còn
được ký hiệu bằng chữ Computer.

Cổng kết nối VGA và sơ đồ chân cắm
Cổng VGA
được thiết kế với 15 chân cắm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng chúng
không được sử dụng hết. Chỉ có 6 trong số 15 chân được sử dụng, gồm có: Chân số
1, 2, 3 cho 3 tín hiệu màu sắc cơ bản là đỏ, lục và lam. Chân 13 và 14 cho tín
hiệu đồng bộ hình ngang và dọc. Chân số 5 để tiếp đất. Các chân còn lại hoặc bỏ
trống, hoặc được tiếp mát tùy ý.
Với cách
thiết kế như trên, tuy rằng dạng kết nối là analog nhưng cổng VGA có tới 5
đường truyền tín hiệu hình ảnh, giúp cho cổng kết nối này hỗ trợ tín hiệu với
độ phân giải tối đa lên tới 2048x1536 cùng tần số quét 85 Hz. Điều đó có nghĩa
bạn dư sức thưởng thức các bộ phim và trình diễn các hình ảnh với độ phân giải
full HD thông qua cổng kết nối này. Với những ưu điểm kể trên, cổng VGA được sử
dụng từ khi chiếc máy tính có card đồ họa và màn hình VGA ra đời. Tới ngày nay,
chúng vẫn còn được tích hợp trên các thiết bị trình chiếu kỹ thuật số như máy
chiếu, tivi LCD, LED như một tiêu chuẩn bắt buộc phải có.

Cáp tín hiệu VGA
Điểm yếu
duy nhất của kết nối này là bạn cần phải có một sợi dây cáp VGA tốt nếu muốn
truyền tín hiệu với khoảng cách xa hơn 5m. Nếu không hình ảnh của bạn có thể sẽ
bị nhiễu sọc ngang hoặc bị nhòe màu. Thực tế với những sợi cáp loại tốt, chúng
tôi đã kéo khoảng cách truyền lên tới 20m mà chất lượng hình ảnh không hề suy
giảm. Cũng như các cổng kết nối Video Composite, Component, S-video, cổng VGA
chỉ truyền nhận tín hiệu hình ảnh. Để sử dụng với âm thanh kèm theo, bạn cũng
cần thêm sợi cáp AV Trắng-Đỏ.
V. Cổng DVI
Dạng
tín hiệu: Analog và Digital
Độ
phân giải tối đa: Single-link: 1915x1436 / Dual-link: 2560x1600
Cổng kết
nối DVD (viết tắt bởi từ Digital Visual Interface) được phát triển bởi Digital
Display Working Group (DDWG) với mục đích tạo ra một chuẩn kết nối cho việc
truyền tín hiệu video. Chuẩn kết nối này thường không được phổ biến ở thị
trường Việt Nam.
Tuy nhiên thời gian gần đây cổng kết nối này đã được tích hợp trên một số máy
chiếu cũng như card màn hình cao cấp.
Cổng kết
nối này được thiết kế để truyền video kỹ thuật số không nén và có thể được cấu
hình để hỗ trợ nhiều chế độ như DVI-D (chỉ kỹ thuật số), DVI-A (chỉ tương tự),
hoặc DVI-I (cả digital và analog).
Với việc
hỗ trợ cả các kết nối tương tự, các đặc điểm kỹ thuật DVI tương thích với cổng
VGA. Khả năng tương thích này, cùng với những lợi thế khác, dẫn đến sự chấp
nhận rộng rãi của nó trong sự cạnh tranh tiêu chuẩn của các màn hình hiển thị
kỹ thuật số Plug and Display (P & D) và kỹ thuật số Flat Panel (DFP). Mặc
dù DVI chủ yếu liên quan đến máy tính, nhưng đôi khi vẫn được sử dụng trong
điện tử tiêu dùng như máy chiếu, tivi, video game console và đầu đĩa DVD.
Để sử
dụng cổng kết nối DVI này, bạn cần một sợi cáp DVI như hình trên. Tuy nhiên
không phải lúc nào tín hiệu DVI cũng có sẵn, hoặc không phải máy chiếu nào cũng
có cổng DVI, lúc đó bạn có hai sự lựa chọn: Dùng đầu chuyển đổi DVI-VGA hoặc
DVI-HDMI. Chú ý rằng cổng DVI chỉ truyền tín hiệu hình ảnh, cho dù bạn có
chuyển đổi chúng sang HDMI thì cũng vẫn không có âm thanh kèm theo, và bạn cũng
vẫn cần sợi cáp AV màu Trắng-Đỏ để có thể truyền tải tín hiệu âm thanh. Với
định dạng cổng kết nối DVI-I Dual-link, bạn có thể trình chiếu và thưởng thức
các bộ phim có độ phân giải lên tới 4K một cách mượt mà.
VI. Cổng HDMI
Dạng
tín hiệu: Digital
Độ
phân giải tối đa: 4096×2160p tại tần số 60 với phiên bản HDMI 2.0 (Tham khảo thêm bảng bên dưới)
Cổng HDMI
là cổng kết nối các thiết bị trình chiếu hiện đại nhất hiện nay. Cổng này cho
phép chúng ta truyền tải cả tín hiệu hình ảnh không nén và tín hiệu âm thanh
nén hoặc không nén. Ngoài ra nó còn cho phép truyền cả tín hiệu điều khiển,
giúp chúng ta có sự tiện lợi khi chỉ cần một điều khiển từ xa là có thể điều
khiển được tất cả các thiết bị khi chúng được kết nối với nhau. Sự nhỏ gọn cùng
với tất cả những ưu điểm kể trên đã khiến cho cổng HDMI ngày càng phổ biến trên
các thiết bị nghe nhìn.
Cùng với
sự phổ biến càng ngày càng rộng của kết nối HDMI, các phiên bản nâng cấp của
HDMI liên tục được phát triển. Phiên bản mới nhất là 2.0 được phát hành ngày
04/09/2013 cho phép truyền tín hiệu với độ phân giải lên tới 4096x2160 tại tần
số 60Hz. Có nghĩa là hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trình chiếu các đoạn phim
8K - điều mà chắc còn lâu nữa mới phổ biến tới các thiết bị dân dụng. Bạn có
thể tham khảo thêm một vài thông số của các phiên bản HDMI dưới đây.
HDMI version
|
1.0
|
1.1
|
1.2
|
1.3
|
1.4
|
2.0
|
Ngày phát hành
|
09/12/2002
|
20/05/2004
|
8/08/2005
|
22/06/2006
|
28/05/2009
|
04/09/2013
|
Tốc độ xung nhịp
lớn nhất
|
165
|
165
|
165
|
340
|
340
|
600
|
Băng thông âm thanh
lớn nhất (Mbit/s)
|
36.86
|
36.86
|
36.86
|
36.86
|
36.86
|
49.152
|
Số màu sắc lớn nhất
(bit/px)
|
24
|
24
|
24
|
48
|
48
|
48
|
Độ phân giải lớn
nhất trên kết nối single-link với 24-bit/px
|
1920×1200p60
|
1920×1200p60
|
1920×1200p60
|
2560×1600p75
|
4096×2160p30
|
4096×2160p60
|
Bảng thông số các phiên bản HDMI
Cổng HDMI cho phép truyền cả tín
hiệu âm thanh, có nghĩa là bạn chỉ cần một sợi cáp HDMI duy nhất để truyền tải
cả âm thanh và hình ảnh - đều là tín hiệu số. Kết quả là bạn có được sự gọn
nhẹ, chất lượng tuyệt đối đảm bảo với kết nối HDMI.
Trong mọi
trường hợp, chúng tôi khuyên bạn ưu tiên lựa chọn kết nối HDMI lên hàng đầu,
nếu có điều kiện. Chúng tôi nói nếu có điều kiện bởi vì hiện này các thiết bị
có cổng HDMI tuy giá thành đã giảm nhưng so với các cổng kết nối khác ở trên
thì vẫn còn khá cao. Nếu bạn chỉ cần trình chiếu các hình ảnh ở độ phân giải
HD, thậm chí là Full HD thì cũng không nhất thiết phải cố gắng nâng cấp các
thiết bị của mình lên chuẩn kết nối này. VGA hoặc DVI, thậm chí Component cũng
đã là đạt yêu cầu.
Như chúng
tôi đã nói ở phần cổng kết nối DVI, trong trường hợp bạn không có nguồn phát
tín hiệu HDMI, bạn có thể dùng một đầu chuyển đổi DVI-HDMI để chuyển từ cổng
kết nối DVI (thường có trên máy tính) sang HDMI và kết nối tới máy chiếu qua
cổng HDMI trên máy chiếu. Và đương nhiên trong trường hợp này sẽ không có tín
hiệu âm thanh kèm theo cổng HDMI của bạn.
Ngoài
ra trên máy chiếu còn các cổng kết nối khác sử dụng cho các mục đích riêng bao
gồm:
- Cổng
USB, USB mini
- Cổng
LAN (mạng dây)
- Cổng RS
232
Các cổng
trên được sử dụng để kết nối với máy tính để điều khiển máy chiếu như bật/tắt,
chỉnh màu sắc, keytone, nâng cấp phần mềm... Một số máy có hỗ trợ tính năng
trình chiếu qua USB hay mạng LAN cũng sử dụng các cổng này.
Mọi thắc mắc về giải pháp, giá cả, sản phẩm cần tư vấn xin
liên hệ:
SIÊU THỊ ĐIỆN TỬ MEGABUY
Website: www.megabuy.vn
Địa chỉ: Số 1, Ngõ 58, Kim Mã,
P.Trung Liệt, Q.Đống Đa, HN
Điện thoại: (024) 62757210
Chi nhánh HCM: 430 ĐƯỜNG CỘNG HÒA, P4, Quận Tân
Bình, TP.HCM
Điện thoại: (08) 38456068
Chi Nhánh Đà Nẵng: 46 Trần Tống, Phường Thạc Gián
Q.Thanh Khê, TP Đà nẵng
Điện thoại: (0236) 3749270
Mr Huy
- Hotline: 0995100054