Lịch sử màn hình máy tính qua ảnh (kỳ 2)

            1USD = 22758 VNĐ

Lịch sử màn hình máy tính qua ảnh (kỳ 2)

Lịch sử màn hình máy tính trải qua 70 năm phát triển từ thuở sơ khai là các băng giấy hay bìa đục lỗ cho đến các ống CRT và công nghệ LCD hiện đại như ngày nay.

Kỉ nguyên của LCD hé lộ

Máy tính bỏ túi SHARP PC-1211 (1980), TRS-80 Model 100 (1983) và Toshiba T1000 (1987) là các thiết bị sử dụng màn hình LCD đầu tiên.

Một công nghệ màn hình chưa từng có, màn hình tinh thể lỏng (LCD), đã xuất hiện trong những năm 1960 và ra mắt lần đầu tiên trên thị trường vào những năm 1970 ở trong máy tính bỏ túi và đồng hồ đeo tay.

Các máy tính xách tay đầu tiên của những năm 1980 đã tận dụng LCD với việc xuất hiện rất nhiều các màn hình mỏng, nhẹ và tiết kiệm năng lượng. Các LCD đời đầu thường chỉ có một màu và có độ tượng phản yếu.

Các tiêu chuẩn màn hình của IBM

Năm 1981, các máy tính cá nhân của IBM gắn trực tiếp một màn hình video một màu theo tiêu chuẩn MDA và phải cảnh tranh với một số thiết bị đầu ra video sắc nét khác. Với các đồ họa có màu sắc, IBM đã thiết kế bộ điều hợp CGA nối tới một màn hình video phức hợp IBM 5153.

Màn hình IBM 5151 (1981) sử dụng thiết kế MDA và UBM 5153 (1983) sử dụng thiết kế EGA.

Năm 1984, IBM cho giới thiệu EGA, một tiêu chuẩn màn hình mới có độ phân giải cao hơn và nhiều màu sắc hơn. Các tiêu chuẩn video khác của IBM tiếp tục được hoàn thiện trong những năm 1980 nhưng chúng không đạt được thành công như MDA và EGA.

Các màn hình của Macintosh

Máy tính Macintosh I (1984) có màn hình đen trắng và gắn liền với CPU trong khi màn hình Macintosh II (1987) đã tách biệt và hiển thị màu sắc RGB.

Chiếc máy tính Macintosh đầu tiên ra đời năm 1987 bao gồm một màn hình Mac đen-trắng 9 inch hiển thị đồ họa ảnh nhị phân 512×342 pixel. Macintosh II ra đời cùng năm đã chính thức hỗ trợ màu sắc đồng thời tách biệt riêng màn hình với CPU. Tiêu chuẩn video của Mac II cũng tương tự như VGA. Các màn hình Mac tiếp tục phát triển theo thời gian và luôn luôn nổi tiếng với màu sắc đẹp và có độ nét cao.

Các màn hình RGB

Màn hình Commodore 1084 (1985) và màn hình Atari 5C1224 (1986).

Những năm 1980 chứng kiến sự ra mắt của những màn hình RGB mang đồ họa màu sắc, có độ phân giải cao và sắc nét cạnh tranh với các máy tính IBM và Macintosh. Các loạt sản phẩm Atari ST và Commondore Amiga thuộc số này, người sử dụng đã cảm thấy khá thỏa mãn về đồ họa máy tính của những sản phẩm này.

Những đối mới giúp thống nhất các loại màn hình

Thời kì đầu của các máy tính cá nhân của  IBM, có rất nhiều các thiết kế hiển thị khác nhau cho các màn hình máy tính như MDA, CGA, EGA,…

Để giải quyết vấn đề này, NEC đã phát minh ra màn hình đa đồng bộ hóa đầu tiên hỗ trợ các độ phân giải, tần số quét và tốc độ làm tươi khác nhau trong cùng một màn hình. Khả năng này nhanh chóng đã trở thành tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp.

Màn hình đa đồng bộ hóa của NEC (1985) và màn hình IBM B513 VGA (1987).

Năm 1987, IBM đã cho giới thiệu tiêu chuẩn VGA và các màn hình VGA đầu tiên với dòng máy tính  PS/2. Kể từ đó, hầu hết mọi tiêu chuẩn video analog đều kí hiệu là VGA.

Màn hình  LCD cho laptop tiếp tục cải tiến

Các laptop Altima NSX (1990) và Extensa 570CDT (1996) có màn hình LCD với màu sắc đẹp hơn nhiều so với trước đó.

Khi các màn hình  LCD mới xuất hiện, chúng là các công nghệ đơn sắc có độ tương phản thấp và tốc độ làm tươi chậm. Trong suốt các thập kỉ 1980 và 1990, công nghệ LCD được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của máy tính xách tay đã liên tục được cải tiến. Chúng đã hiển thị được độ tương phản cao hơn, các góc nhìn tốt hơn và màu sắc đẹp hơn. Công nghệ LCD sớm muộn sẽ nhảy sang một thị trường tiềm năng hơn, máy tính để bàn.

Kỉ nguyên của màn hình VGA

Bên trái là một màn hình có tỉ lệ màn ảnh đặt theo đúng một trang giấy. Bên phải là một màn hình màu theo tỉ lệ 4:3.

Vào giữa những năm 1990, đã có thêm nhiều cải tiến và phát triển đối với màn hình cho PC. Đây là kỉ nguyên của màn hình VGA đa đồng bộ hóa, có màu sắc và giá rẻ, có khả năng xử lí trên một phạm vi rộng độ phân giải. Các nhà sản xuất bắt đầu thử nghiệm với nhiều kích thước (từ 14-21 inch và hơn nữa) và tỉ lệ màn ảnh (tỉ lệ 4:3 hoặc theo tỉ lệ của trang giấy theo chiều dọc). Một số màn hình CRT phẳng đã ra đời vào cuối những năm 1990.

LCD cho máy tính bàn

Các công ty máy tính đã có các thử nghiệm về màn hình LCD dành cho máy tính bàn từ những năm 1980 với một số lượng nhỏ. Những màn hình kiểu này có giá thành khá cao và hiệu suất hoạt động cũng kém hơn so với các màn hình  CRT phổ biến lúc đấy.

Các màn hình LCD dành cho máy tính bàn của các hãng điện tử ViewSonic (bên trái), IBM (ở giữa) và Apple (bên phải).

Điều này đã bị thay đổi từ khoảng năm 1997 khi một số công ty như ViewSonic, IBM và Apple cho giới thiệu các màn hình  LCD màu có chất lượng đã đủ để cạnh tranh với các màn hình CRT và giá thành của chúng đã ở mức hợp lý.

Các màn hình  LCD giúp tiết kiệm không gian làm việc, tiêu tốn ít điện và sinh nhiệt cũng ít hơn nên nhanh chóng được nhiều để ý tới.

Màn hình máy tính ngày nay

Từ năm 2007, các màn hình LCD dành cho máy tính bàn đã vượt doanh thu bán ra so với các màn hình CRT và thị trường của nó tiếp tục được mở rộng. Ngày nay, các màn hình  LCD đã trở thành tiêu chuẩn phổ biến nhất cho ngành công nghiệp máy tính.

Gần đây, màn hình  LCD ngày càng rẻ hơn và thậm chí các nhà sản xuất đã thiết kế cả các màn hình đôi như trong ảnh trên.

Màn hình LCD đã trở nên phổ biến, xuất hiện nhiều thiết kế độc đáo như màn hình đôi, màn hình 3D.

Ngành công nghiệp đang có xu hướng nhắm tới các màn hình có khả năng hỗ trợ 3D và có tốc độ làm tươi siêu nhanh.

Ngoài ra, ranh giới giữa màn hình máy tính và những chiếc ti-vi đang dần vị xóa nhòa. Bây giờ bạn đã có thể dễ dàng mua được một chiếc ti-vi màn hình phẳng, độ nét cao 42 inch với giá 999 USD trở xuống có thể nối với máy tính của bạn.

Có lẽ đầu óc của một số người cách đây nửa thế kỷ sẽ nổ tung với những ý tưởng kiểu như vậy, vì thời đó “màn hình” máy tính của họ vẫn còn là các trang giấy hay các tấm bìa đục lỗ.

Trung Hiếu (tổng hợp)

Theowww.baodatviet.vn

Từ khóa:
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
Kết nối G+
Ghé thăm trang G+ của siêu thị điện tử Megabuy
NHẬN THANH TOÁN Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Á Châu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam Standard Chartered Bank Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng Quân đội Ngân Lượng
GIAO HÀNG, THU TIỀN TẬN NƠI MIỄN PHÍ (COD) TẠI 63 TỈNH THÀNH:
 
Khu vực 1 (28 tỉnh, TP khu vực phía Bắc): Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biện, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa Bình, Lào Cai. Lai Châu, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Khu vực 2 (22 tỉnh, TP khu vực phía Nam, 2 tỉnh khu vực miền Trung):
An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắc Lắc, Đắc Nông.
Khu vực 3 (11 tỉnh khu vực miền Trung):
Bình Định, Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Đặc biệt tại 3 thành phố lớn( HN, HCM, ĐN) Megabuy áp dụng chính sách giao hàng lắp đặt, bảo hành, bảo trì miễn phí tận nơi tại:
- Hà Nội: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch ThấtThanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà. 
- HCM: Quận 1, Quận 12, Quận Thủ Đức, Quận 9, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận, Quận 3, Quận 10, Quận 11, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân Quận 7, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ. 
- ĐN: Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Liên Chiểu, Huyện Hoà Vang, Quận Cẩm Lệ.
Trụ sở chính Hà Nội (Tìm đường)
Số 58 Kim Mã, Phường Kim Mã, Q.Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 62757210 - Fax: (024) 62757212
Chi nhánh Hồ Chí Minh (Tìm đường)
196/3 đường Cộng Hòa, P12, Quận Tân Bình, HCM
Điện thoại: (028) 3810 6668 - Fax: (028) 3810 6077
Chi nhánh Đà Nẵng (Tìm đường)
Số 96 Bùi Công Trừng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3749270 - Fax: (0236) 3749269






* Thời gian làm việc: Từ 8h - 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng thứ 7 mở cửa từ 8h - 12h, nghỉ chiều T7 & ngày CN.*
Đơn vị chủ quản: Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới
Số giấy phép:     010301136, Cấp ngày 09-03-2006.
Email: support@megabuy.vn  *  Website : www.megabuy.vn  * HOTLINE TOÀN QUỐC: 0989123633
Copyright © 2006. All Rights Reserved by Newage J.S.C